Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Bài học từ thảm họa môi trường Formosa

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Kinhtedothi – Sự cố môi trường biển dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh và một số tỉnh miền Trung thời gian qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội nói chung, sinh kế, việc làm của người dân ven biển nói riêng, gây tâm lý lo lắng và cả những bức xúc trong Nhân dân.
Các bộ, ngành T.Ư, chính quyền địa phương, đặc biệt là các nhà khoa học đã rất tích cực và nêu cao tinh thần trách nhiệm để tìm ra nguyên nhân vụ việc. Và chỉ có khoa học mới là câu trả lời xác đáng nhất cho vấn đề này.

Không cần phải nhắc lại, ai cũng hiểu được những bức xúc của người dân, đặc biệt là ngư dân các tỉnh miền Trung – những người đã gắn bó đời mình với biển, lấy việc đánh bắt hải sản làm kế mưu sinh. Chính phủ và các bộ, ngành, chính quyền các địa phương đã kịp thời vào cuộc giúp dân vượt qua khó khăn trước mắt.

Cùng với chính sách hỗ trợ thu mua hải sản của Nhà nước, khoanh nợ, giãn nợ của ngân hàng, lãnh đạo các tỉnh, thành miền Trung và người đứng đầu một số bộ, ngành đã lần lượt xuống biển tắm hoặc đến các bến cảng cùng ăn cá với dân để động viên bà con tiếp tục ra khơi đánh bắt, khuyến khích người tiêu dùng tiếp tục tiêu thụ hải sản đánh bắt xa bờ, nhanh chóng khôi phục hoạt động khai thác hải sản, ổn định đời sống Nhân dân, giữ vững trật tự an toàn xã hội.

Nhưng lãnh đạo tắm biển hay ăn cá, không phải là câu trả lời mà người dân cần. Bởi, đâu chỉ cá tôm, mà đây là một thảm họa môi trường chưa từng có. Người dân có quyền đòi hỏi các ngành chức năng phải công bố nguyên nhân nhiễm độc biển; họ có quyền yêu cầu phải xử lý nghiêm minh các hành vi, đối tượng xâm hại môi trường, trả lại sự trong lành cho cuộc sống.

Tuy nhiên, để làm được điều đó chắc chắn không thể dựa vào ý chí suông, lại càng không thể dựa vào những lời hô hào của các anh hùng bàn phím, chỉ chăm xuyên tạc, khoét sâu vào nỗi mất mát của người dân để kích động gây rối nhằm mục đích nói xấu Đảng – Nhà nước, mà phải dựa vào khoa học, vào sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ngành chức năng và sự chung tay của cộng đồng. Nếu không, sẽ không có ai chịu trách nhiệm, càng không có lời giải xác đáng cho bài toán môi trường sống của người dân trong quá trình phát triển đất nước.

Vì vậy, không chỉ các nhà khoa học trong nước, chúng ta còn mời cả các nhà khoa học từ: Đức, Mỹ, Israel… phối hợp điều tra nguyên nhân vụ việc, đánh giá hoạt động xả thải, chất lượng nước ở vùng biển miền Trung, mà chủ yếu là vào hoạt động xả thải của Formosa tại Khu kinh tế Vũng Áng. Đó là tinh thần trách nhiệm rất cao của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương…

Cũng có ý kiến nghi ngờ thái độ của các bộ, ngành chức năng, các nhà khoa học khi chậm công bố nguyên nhân cá chết. Nhưng trước một vấn đề được xếp vào hạng thảm họa môi trường thì sự thận trọng của các nhà khoa học, các bộ ngành chức năng là cần thiết. Sự cần thiết ấy còn ở tính chất quan trọng của các quan hệ về kinh tế – chính trị – xã hội, chủ trương mở cửa hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta.


Để Formosa thực sự tâm phục khẩu phục, thừa nhận trách nhiệm gây ra ô nhiễm môi trường biển làm hải sản chết hàng loạt, dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường và sinh kế của hàng triệu dân các tỉnh miền Trung là chuyện không dễ dàng. Cuộc đấu tranh ấy đòi hỏi phải hết sức thận trọng, khoa học trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng lên trên hết.

Formosa đã nhận sai, tất phải có chế tài bồi thường một cách thỏa đáng cho những thiệt hại do họ gây ra. Điều đó đã được khẳng định trong văn bản mà công ty này đã gửi đến Thủ tướng Chính phủ. Vấn đề còn lại là thời gian và các thủ tục cần thiết để việc đền bù cho dân được thực hiện một cách công khai, minh bạch và thỏa đáng, giúp người dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. 


Nguyên nhân cá chết ở Hà Tĩnh đã có người nhận trách nhiệm. Người dân cũng phần nào yên lòng vì cuối cùng, chân lý đã thắng. Formosa gây ô nhiễm môi trường chỉ là cá biệt. Không vì sai phạm của một DN mà chúng ta lại “vơ đũa cả nắm”, trút giận lên hàng vạn lao động ở đây, hay vào những cỗ máy, những công trình hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho nền kinh tế đất nước. Nhưng Formosa cũng là cái tên nhắc nhở các bộ ngành chức năng, chính quyền các địa phương về một sự cẩn trọng cần thiết rằng: “ Không thể đánh đổi môi trường sống để lấy đầu tư bằng mọi giá”!                 

[ad_2]

— Đăng bởi V —