Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

bệnh Viêm gan B-Dấu hiệu nhận biết và cách chữa

Tham vấn y khoa :

Triệu chứng bệnh
Chỉ khoảng 30 – 50% người lớn có triệu chứng, ở trẻ nhỏ tỷ lệ này còn ít hơn 80% do
– Hôn mê gan
– Xuất huyết: người bệnh nôn ói ra máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, các vết hoặc các đám đỏ bầm dưới da, chảy máu chỗ chích thuốc.
Viêm gan mạn
Giai đoạn nhiễm HBV mạn tính kéo dài nhiều năm, có thể không có triệu chứng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan…Hoặc chỉ có các triệu chứng âm ỉ nhưng kéo dài.
Viêm gan mạn có thể xuất hiện dưới 2 thể bệnh:
– Thế tiềm ẩn (thể dai dẳng) thường chỉ có những triệu chứng không rõ rệt như mệt mỏi, ăn uống chậm tiêu, táo bón…
– Thể hoạt động (thể tấn công) thì các triệu chứng rõ rệt hơn: người bệnh suy nhược, rất yếu, chán ăn, no hơi, đầy bụng… thường bị dị ứng, nổi mề đay, ngứa, và thỉnh thoảng lại có đợt sốt tự nhiên.
Chẩn đoán
Muốn xác định tình trạng nhiễm HBV cũng như phân biệt giai đoạn cấp hay mạn tính hoặc người lành mang mầm bệnh, cần phải xét nghiệm máu.
Ý nghĩa của các kết quả xét nghiệm

A Các kháng nguyên hay Ag (Antigen) của bệnh viêm gan B (HB):

*HBsAg: Còn gọi kháng nguyên bề mặt viêm gan B, xét nghiệm chủ yếu thường làm nhất.
– (+) xác định có mầm bệnh siêu vi B, không phải là mắc bệnh viêm gan B. thời gian trung bình từ khi nhiễm HBV đến khi HBsAg (+) là 30 ngày (có thể từ 6-60 ngày). Hiện nay với xét nghiệm PCR (phản ứng chuỗi polymerase) là phương pháp nhạy cảm nhất để xác định mức HBV DNA, có thể phát hiện HBV DNA 10-20 ngày trước khi HBsAg (+). Ở những người hồi phục sau viêm gan B cấp, ức chế hay đào thải được virus thì HBsAg chỉ có trong 4 tháng kể từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Nhiễm viêm gan B mạn được định nghĩa là sự tồn tại HBsAg hơn 6 tháng.
* HBeAg: Kháng nguyên e của virus viêm gan B, được coi là một phần của kháng nguyên lõi, tiếp theo sự hiện diện HBsAg trong máu, xuất hiện HBeAg và anti-HBc. HBeAg (+) nghĩa là virus đang hoạt động và có khả năng lây nhiễm cho người khác. Nếu có cả hai HBeAg và HBsAg bệnh nhân có khả năng lây cao, và dễ dẫn đến viêm gan mạn tính với biến chứng xấu về sau như xơ gan và ung thư.
* HBcAg: Kháng nguyên lõi, không tìm thấy trong máu, chỉ có ở gan qua kết quả sinh thiết gan.

B Kháng thể (Ig) hay Ab (Antibody), thường viết tắt là AntiHB hay HBAb, gồm có:
* AntiHBs: Kháng thể đối với kháng nguyên HBsAg, xác định lành bệnh và khả năng lây bệnh rất thấp, thường là (+ ) sau khi chích ngừa viêm gan B.
* AntiHBe: Kháng thể đối với kháng nguyên HBeAg, xác định lành bệnh, khả năng lây rất thấp.
* AntiHBc: Kháng thể đối với kháng nguyên HBcAg, khi kháng thể này thuộc nhóm IgM là bệnh viêm gan cấp nhưng nếu kháng thể này thuộc IgG lại xác định bệnh viêm gan mạn.

C. Ngoài ra các men gan transaminases hay SGOT, SGPT: Bình thường dưới 45UI/l, men gan lên cao gặp trong viêm gan mãn. Cần thử thêm men gan khi có HBsAg(+).

D. HBV-DNA: Dương tính trong viêm gan mãn cũng quan trọng chứng tỏ virus viêm gan B đang ở giai đoạn phân chia.
SGOT, SGPT bình thường dưới 45UI/l. Các men này gia tăng thật cao: gấp 5 lần khi có viêm gan cấp nhưng trong viêm gan mãn: các men này tăng ít hoặc một đôi khi lại bình thường.
Bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính, cần được theo dõi định kỳ. Tầm soát sớm ung thư gan bằng xét nghiệm AFP và siêu âm gan mỗi 6 tháng.