Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Chỉ cần 3 giây là bạn có thể biết ngay chồng mình có nói dối hay không

Tham vấn y khoa :

Đàn ông có xu hướng nói dối gấp 3 lần phụ nữ – đó là một trong những đúc kết từ cuộc khảo sát mà các nhà tâm lí học Mỹ đưa ra. Các quý ông thường có vô vàn lí do để nói dối nhưng chung quy cũng để hạn chế cãi vã, xung đột với vợ. Chính vì thế phụ nữ thường hoài nghi về lời nói của chồng mình, và chỉ cần để ý những chi tiết nhỏ sau thôi là chị em có thể bắt bài chồng mình có đang nói dối hay không chỉ sau 3 giây. 

1. Nhìn chằm chằm vào bạn mà không chớp mắt

Chà, điều này có vẻ hơi trái với thực tế, khi ta thường tin rằng người nói thật mới dám nhìn thẳng đối phương. Tuy nhiên, nếu lời nói dối đã được chuẩn bị kĩ càng thì người nói dối sẽ sẵn sàng đối thoại bằng ánh mắt với bạn. 

Bạn hãy quan sát một chút, người nói thật sẽ vẫn nhìn vào mắt bạn nhưng đôi khi lơ đễnh ngó nghiêng xung quanh, còn người cố ý nói dối thường ngự trị một cái nhìn lạnh và bình tĩnh với mong muốn kiểm soát đối phương. 

noi-doi

(Ảnh: Internet)

2. Thành thật một cách bất ngờ 

Bạn hỏi một nhưng anh ấy trả lời đến 10 bằng một thái độ cởi mở, vui vẻ, thành khẩn thì hãy cẩn trọng, đó chưa hẳn là lời thật lòng. Một người nói dối có chuẩn bị sẽ cố gắng tỏ ra thành thật bằng những câu chuyện ngoài lề không liên quan nhằm đánh lạc hướng người nghe và tạo lòng tin hơn cho đối phương. 

3. Đứng yên một chỗ

Trái với sự đi đi lại lại khi tâm trạng lo lắng, người đứng yên thường là tâm lí đã sẵn sàng cho một trận đối đầu. Điều này không xảy ra khi bạn đối thoại thông thường một cách thoải mái, nếu trò chuyện mà chồng hoặc người yêu “đóng băng” thì có thể họ đang chuẩn bị tâm lí cho một cuộc khẩu đấu và hiển nhiên, không nên tin những gì họ thốt ra rồi. 

4. Vân vê mũi chân

Chỉ cần nhìn vào hoạt động của bàn chân là bạn cũng sẽ phát hiện ra nhiều điều. Kéo lê, di di bàn chân trên đất chứng tỏ người nói dối đang khó chịu và lo lắng. Bàn chân di chuyển cho thấy người đó muốn được thoát khỏi tình huống hiện tại, họ muốn bỏ đi.

5. Cố gắng gằng giọng trong câu chuyện

Do lo sợ sẽ bị phát hiện khi nói dối, người nói dối thường cố gắng giữ thấp tông giọng để giành ưu thế, lấn át đối phương, một hành động mang tính chống đối, tung hỏa mù vì không muốn cung cấp thêm thông tin. 

noi-doi-2

(Ảnh: Internet)

6. Hơi thở thay đổi

Khi một người nào đó nói dối bạn, hơi thở của họ có vẻ nặng nề, đó là một phản xạ. Khi hơi thở của họ thay đổi, vai của họ sẽ được nâng lên và giọng nói có vẻ nông hơn. Về bản chất, họ đang thở ra vì nhịp tim và mạch máu thay đổi. Bình thường khi bạn lo lắng và có cảm giác căng thẳng, chính bạn cũng sẽ thở như thế. 

(Tổng hợp)

Nguồn: http://goleame.net/