Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Chiếc gương soi hạnh phúc

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 08:10 28/06/2016

Kinhtedothi – Chẳng phải ngẫu nhiên mà ở tuổi 15, Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) vẫn duy trì chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”.

Bởi ngẫm ra mới thấy, bữa cơm gia đình mà người ta vẫn ví như “Chiếc gương soi hạnh phúc” ấy đang có xu hướng rạn vỡ, nhất là ở các đô thị lớn.Theo thống kê mới đây, có đến 30 – 40% các gia đình ở đô thị đang xa dần những bữa cơm gia đình, ỷ lại vào các hàng quán.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người phụ nữ “tay hòm chìa khóa” hôm nay không phải ai cũng “chung tình” với bữa cơm gia đình thuở nào với bao tất tả chợ búa, nấu nướng mỗi buổi tan sở. Bấn thời gian quá thì ghé quán bán đồ ăn sẵn mua về… sắp ra cũng thành mâm cơm. Người đàn ông trụ cột gia đình không còn quá coi trọng cái việc “ăn ở nhà”, nên có thể cả tuần chỉ có mặt trong bữa cơm chiều một vài buổi, thậm chí không bữa nào; nên cũng không đặt nặng lắm chuyện người phụ nữ có nấu cơm hay không, vì hàng quán đầy đường, fastfood mọc lên như nấm sau mưa. Con cái trong nhà, đứa đi học thêm tối, đứa đi việc riêng, nên đứa về ăn sau, đứa lại “cáo lỗi” vắng mặt. Bữa cơm gia đình nhiều khi cứ chia làm mấy bận, nên cũng chẳng có “cớ” để các thành viên ngồi ăn với nhau để chuyện trò, sẻ chia. Không khí đầm ấm trong gia đình chủ yếu được khơi dậy từ bữa cơm chung, vì thế cứ nguội dần, đến độ người ta có cảm giác như rạn nứt. Việc chuyện trò với con, dạy con học, hướng con trẻ cách sống, đạo đức, văn hóa người Việt… cũng vì thế mà mai một dần.
Không phải là tất cả, song đã xấp xỉ một nửa các gia đình ở các đô thị lao đao trong tiếng còi gióng giả báo động sự rạn vỡ “chiếc gương soi hạnh phúc”. Phải khẳng định đó là một nỗi buồn, khiến người làm văn hóa không thể khoanh tay đứng nhìn. Thế nên, chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” đã gom vào trong đó những thông điệp hết sức gần gũi: Gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ truyền thống tốt đẹp trong gia đình; Gia đình là tế bào của xã hội, thành trì của Tổ quốc;  Xây dựng môi trường văn hóa gia đình – cộng đồng – xã hội văn minh… Thông điệp truyền đi với nỗi mong mỏi thiết tha và đợi chờ hy vọng. Có vẻ như ánh sáng đã thấp thoáng khi có nhiều gia đình giàu có bắt đầu dạy con cách nấu nướng, ăn uống theo truyền thống. Như một chuyên gia nói: “Chẳng phải vì “phú quý sinh lễ nghĩa”, mà cần phải cho lớp trẻ hiểu về sự quan trọng của ẩm thực, của bữa cơm gia đình, vì đó là truyền thống văn hóa. Nói cho hiểu, hiểu rồi mới quý, mới biết trân trọng những giá trị truyền thống văn hóa ông cha để lại. Cũng là cách giữ gìn hạnh phúc cho mái ấm gia đình”.

Nhật Minh

[ad_2]

— Đăng bởi V —