Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Con trai “yêu” mẹ quá dễ thành bi kịch

Tham vấn y khoa :

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bố bị bỏ rơi vì con trai quá yêu quý mẹ

Mỗi lần vợ chồng giận nhau, anh Lê Hải (ở Tràng Kênh, Hải Phòng) lại thêm một lần tủi thân bởi cậu con trai thế nào cũng về hùa với mẹ, bơ bố đi như chẳng có. Nhà anh Hải có thói quen ăn cơm xong cả nhà ngồi uống nước, xem tivi. Nhưng cu cậu chỉ chờ mẹ dọn dẹp bát đĩa xong ngồi xuống là lập tức nó từ lòng bà nội sà ngay vào lòng mẹ. Nhiều lúc lên phòng ngủ, nó cứ quấn lấy mẹ, khiến anh muốn âu yếm vợ cũng khó.

Đi học con trai chỉ thích mẹ đưa đón, từ lúc lên xe tới lúc về nó líu lô đủ thứ chuyện. Hôm bố đưa đi, nó leo lên xe là ngồi im tới tận trường. Mấy hôm mẹ về quê ngoại chịu tang, sợ con yếu bóng vía nên để ở nhà với ông bà nội. Tối đến mẹ gọi điện về là con trai tranh ngay máy di động của bố rồi ôm máy kể đủ thứ chuyện, nguyên việc “con nhớ mẹ lắm, mẹ về với con” cũng mất nửa giờ, khiến anh chả nói chuyện được với vợ. Nhiều khi anh bảo vợ, nếu anh không quan tâm và chăm sóc con nó không thích đã đành. Nhưng anh cưng chiều, lo toan cho con như mẹ mà con trai cứ thiên vị mẹ hơn bố, khiến bố thấy tủi và ghen với mẹ đấy?

Minh Giang, 30 tuổi chia sẻ: Anh cảm nhận thấy sâu trong vô thức mối quan hệ của mẹ với anh có gì đó không ổn. Bố mẹ anh cãi nhau liên tục, và bố bỏ đi mất. Mẹ ở vậy nuôi con, chăm sóc anh từng ly từng tí và cuộc sống của hai mẹ con rất hạnh phúc. Mới đây đưa người yêu về ra mắt mẹ, sau một thời gian ngắn thì cô người yêu nói lời chia tay. Anh đã gặng hỏi người yêu rất nhiều, mãi sau cô ấy mới dám thổ lộ là mẹ anh gọi điện nói chuyện và có những đòi hỏi khắt khe với cô. Sau này anh còn phát hiện mẹ luôn lén đọc tin nhắn, rồi tự ý gọi điện cho bạn gái của con để tìm hiểu, giáo huấn, khiến họ sợ mẹ mà xa anh. Anh đã hỏi mẹ về vấn đề này, mẹ bảo: “Cô ấy không xứng với con trai mẹ. Con trai mẹ đẹp trai thiếu gì người yêu mà vội”. Rồi mẹ ôm anh hôn tới tấp – thói quen âu yếm của mẹ với anh từ bé. Ban đêm nằm ngủ, mẹ hay siết chặt con trai, trong giấc ngủ thì hôn lên gáy, lên tóc, lên má anh… Ngày bé những cử chỉ ấy của mẹ anh rất thích, nhưng giờ gần 30 tuổi thì anh cảm thấy có gì đó không ổn, dù đó là mẹ ruột, mà gạt tay mẹ ra là mẹ khóc. Ngay cả việc đòi mẹ cho ngủ riêng, nhưng mẹ khóc anh lại thôi. Giờ Minh Giang chỉ mong mẹ có người yêu, lấy chồng mới để anh còn đi tìm người yêu.

Bi kịch khi “con thay cha lo cho mẹ”

Theo chuyên viên tư vấn tâm lý Thúy Hằng (Viện Tâm lý và Giáo dục Pháp luật), các nhà tâm lý học cho rằng, con trai yêu mẹ hơn bố nhiều là hiện tượng thiên vị giới tính. Trong các gia đình hiện đại, người bố thường đi làm bận rộn cả ngày hoặc bố cư xử với mẹ thiếu thốn, không đầy đủ thì con trai sẽ hút vào mẹ và trở thành hoàng tử trong nhà. Mẹ sẽ rất hợp con trai, đặc biệt về mặt cảm xúc. Con trai yêu mẹ hơn bố là hiện tượng bình thường, nhưng sẽ là bệnh lý nếu tình cảm đó trở thành thái quá và mang tính chất giới tính, nhất là khi bố mẹ hay cãi vã nhau.

Khi cha mẹ cãi nhau, hoặc bố mẹ chia tay, hoặc cha chết, con trai tự nhiên thay thế cha, nói rất cảm động là “cha đi rồi, con sẽ thay cha lo cho mẹ, con bảo vệ mẹ”. Về tình cảm, người mẹ sẽ rất cảm động vì có con trai an ủi. Nhưng về năng lượng thì con trai đã giữ vị trí của người chồng. Các nhà tâm lý gọi đó là hôn phối đảo ngược.

Đứa con trai đó lớn lên, nó có thể làm một “người tình” giỏi lắm, nó có thể sống với những người bạn gái rất tuyệt vời ở vai trò “người tình”, chiều chuộng, đưa đón bạn gái đi chơi lòng vòng, ăn uống, xem phim, trò chuyện rất vui vẻ… Nhưng nếu cậu ấy mời một cô bạn gái đi chơi và có sự cam kết sắp đặt (như sẽ trở thành người yêu, thành vợ) thì sẽ không có kết cục tốt cho mối cam kết quan hệ đó.

Theo các chuyên gia tâm lý, con trai yêu mẹ sẽ sớm học được tình yêu thương, linh hoạt, đặc biệt là sự nhạy cảm nắm bắt tâm lý, lớn lên sẽ trở thành người đàn ông tâm lý, dễ cảm thông và thấu hiểu hơn. Nhưng vì người mẹ đứng nhầm ở vị trí “phối ngẫu”, dễ khiến cậu trở thành “trai khê”, “trai ế”. Cậu ấy có thể làm “người tình” giỏi, nhưng không dễ đi tới cam kết làm người yêu, làm chồng. Bởi về mặt năng lượng, người mẹ đã vô tình đứng ở vị trí “phối ngẫu” của con trai, cậu ấy luôn nhìn người mẹ, luôn để mẹ đứng giữ vị trí của “người vợ” là ở bên cạnh cậu ấy (chứ không phải là một người lớn, đứng đằng sau hỗ trợ cậu ấy), vì vậy không cô gái nào có thể lọt được vào vị trí “người vợ” nữa. Nếu không chữa lành và hàn gắn thì cả đời cậu ấy sẽ đi tìm mẹ, chứ không phải đi tìm vợ. Trong gia đình, cần đóng đúng vai người đàn ông (cha) và người đàn bà (mẹ) mới thành công trong các mối quan hệ. Là con trai phải đúng vai con trai. Là mẹ phải đúng là mẹ. Nếu con trai phải đóng vai người cha, họ sẽ “hút” nhiều bạn gái, nhưng không thể tìm được người yêu và càng khó tìm hạnh phúc, bởi người cha/mẹ đã đứng mất vào vị trí của người “phối ngẫu” rồi.

Khi người mẹ đã chiếm trọn tình cảm của con trai, lớn lên thành chàng trai sẽ chỉ có thể yêu một người giống như mẹ, có người thậm chí không thể hướng đến ai khác. Hiện tượng yêu thương con thái quá của các bà mẹ, trên thế giới đã dẫn tới người mẹ lạm dụng cảm xúc của con trai.

Dương Hà

Nguồn: http://goleame.net/