Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Eurozone ngập trong núi nợ công

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Theo số liệu của cơ quan thống kê của Eurozone, công bố ngày 21/4 cho biết tính đến cuối năm 2014, nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lên tới 91,9% Tổng sản phẩm nội khối (GDP), mức cao nhất kể từ khi lưu hành đồng euro được vào năm 1999.

Nợ công ở Eurozone lên mức cao kỷ lục

Sự kiện trên làm nổi lên những thách thức mà khối gồm 19 quốc gia này đương đầu khi phải vất vả giải quyết các khoản cứu trợ mới cho Hy Lạp.

Tổng nợ của Hy Lạp đã phình ra đến mức 177,1% GDP vào cuối năm 2014 so với 175% năm 2013, tăng 25% từ tỷ lệ 156,9% GDP năm 2012, thời điểm nước này nhận được gói cứu trợ thứ hai 130 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Đối với toàn khối eurozone, nợ công tăng lên đến mức kỷ lục 91,9% GDP năm 2014, so với mức 90,9% năm 2013.

Mặc dù chính phủ các nước đã có nhiều nỗ lực trong việc kìm chế chi tiêu công, song nhịp độ tăng trưởng kinh tế thấp và nhu cầu tiêu dùng yếu vẫn khiến tỷ lệ nợ công tiếp tục tăng cao. Năm ngoái, chi tiêu công của các nước trong Eurozone tương đương 49% GDP, trong khi thu ngân sách chỉ đạt 46,6% GDP. Tỷ lệ này trong EU lần lượt là 48,1% và 45,2% GDP.

Chỉ có 4 trong 19 quốc gia thành viên Eurozone có tỷ lệ nợ công/GDP dưới ngưỡng 60% được quy định trong Hiệp ước Maastricht. Trong khi đó, nếu tính rộng ra cả Liên minh châu Âu (EU), có tới 16 trong tổng số 28 nước thành viên vượt trần nợ công quy định trong hiệp ước này.

Những con số nêu trên thúc đẩy các nhà lãnh đạo châu Âu yêu cầu Hy Lạp đẩy mạnh cải tổ kinh tế nếu muốn nhận được sự cứu trợ thêm nữa.

Đồng thời, dữ liệu này cũng xác nhận rằng các nền kinh tế mong manh khác thuộc eurozone đang phải vất vả kiểm soát mức độ nợ công ngay cả khi sự phục hồi kinh tế đang tăng tốc.

Tính đến thời điểm hiện nay, tổng mức nợ công và nợ tư nhân ở các nước phát triển đã lên mức cao kỷ lục 275% GDP, trong khi ở các nền kinh tế mới nổi, con số này là 175% GDP, tăng 30% so với thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Ngoài ra, dữ liệu thống kê của eurozone còn cho thấy một số quốc gia trong khối này đang cố giảm mức thâm hụt ngân sách trong mức giới hạn của EU – 3% GDP.

Anh Phương

[ad_2]

— Đăng bởi V —