Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Hà Nội – dấu ấn 8 năm sau hợp nhất

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Kinhtedothi – Hôm nay, ngày 1/8/2016, tròn 8 năm kể từ ngày Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội Khóa XII.

So với thời điểm 1/8/2008, đồng thời với sự tăng quy mô, khối lượng, tính chất khó khăn của những công việc, những dấu ấn Hà Nội đạt được cũng tiếp tục tăng.
Sau 8 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội vẫn phải đối mặt với không ít thách thức khi dân số tăng nhanh, hạ tầng kỹ thuật còn sự chênh lệch giữa các vùng miền… Nhưng TP đang nỗ lực để kéo dần những khoảng cách ấy. Phải khẳng định rằng, từ thời điểm mở rộng địa giới hành chính, dù trong hoàn cảnh nào, Hà Nội vẫn giữ được vị trí đầu tàu với mức tăng trưởng kinh tế luôn bằng 1,5 lần trở lên so với mức tăng trưởng chung của cả nước. 6 tháng đầu năm 2016 có mức tăng trưởng 7,3%, cũng cao hơn mức bình quân chung cả nước. Bộ mặt đô thị chuyển biến không ngừng với hàng loạt công trình, dự án lớn; chất lượng đô thị không ngừng được nâng lên. Hà Nội không chỉ rộng mà thực sự lớn mạnh và hiện đại.

Từ thực tế, mỗi người đều có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa Hà Nội trước thời điểm chưa mở rộng và Hà Nội hôm nay. Điều đầu tiên thấy rõ nhất chính là sự “thay da đổi thịt” ở vùng ngoại thành – địa chỉ luôn nhận được sự ưu tiên đặc biệt sau ngày mở rộng. Chỉ tính riêng trong 5 năm gần đây, TP đã huy động bình quân khoảng 5.800 tỷ đồng/năm cho đầu tư xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở được bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn và liên thôn được bê tông hóa đạt 95%; tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa đạt 80,5%. TP đã không còn phòng học tạm dột nát và tình trạng phải học 3 ca; 100% số xã có trạm y tế, có bác sĩ và nhiều xã đạt chuẩn quốc gia về y tế… Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tiếp tục tăng lên, hiện ở mức gần 35 triệu đồng, tăng gấp nhiều lần so với năm 20028 và TP đang phấn đấu đạt con số 49 triệu đồng/năm vào năm 2020. Đến hết năm 2015, TP đã có 201/386 xã (chiếm 52,07%) đạt chuẩn nông thôn mới. Trong 185 xã còn lại, có 102 xã đạt từ 15 – 18 tiêu chí, 83 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí. TP cũng đã có huyện Đan Phượng được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới năm 2015 và 3 huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức cũng đang trình Chính phủ công nhận. Những con số này đã cho thấy những thành quả rất rõ ràng và vững chắc của một vùng nông thôn Thủ đô.
Sự vươn lên không ngừng và khẳng định bản lĩnh của Thủ đô Hà Nội trong suốt 8 năm qua còn thể hiện ở sự quan tâm, chăm lo đời sống dân sinh, bảo đảm an sinh xã hội. TP không chỉ mở rộng đối tượng miễn giảm học phí đến 13 xã miền núi, 2 xã ven sông, mà còn thực hiện chế độ học phí ở mức thấp nhất và thể hiện sự quan tâm chăm sóc các đối tượng nghèo, khó khăn. Trung bình hàng năm, TP có trên 20.000 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 1,5 – 2%, đến năm 2016 chỉ còn 1,5%. Hà Nội cũng đã ban hành “chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020” với mục tiêu nâng cao hơn nữa đời sống khu vực nông thôn, kéo gần khoảng cách nông thôn thành thị.
Sau 8 năm, có thể thấy Hà Nội hôm nay đã phát huy khá tốt những nguồn lực mới để đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài và bền vững. Như lãnh đạo TP đã khẳng định, giờ đây, Hà Nội đã là một cơ thể thống nhất hoàn toàn, mạnh mẽ và đầy sức sống. Tuy nhiên, Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nên những hệ lụy, những khó khăn, thử thách nảy sinh là khó tránh khỏi. Riêng về vấn đề mất cân đối trong phát triển đô thị, phát triển hạ tầng xã hội không theo kịp sự phát triển của nhà ở và dân cư, đòi hỏi TP phải tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát, để có phương án giải quyết. Sau Quy hoạch chung, Hà Nội cũng đã tiến hành triển khai hàng loạt quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phân khu trên địa bàn… chính là cái gốc quan trọng cho TP giải quyết những vướng mắc phát sinh. Đồng thời, theo chuẩn nghèo mới, thì tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn Hà Nội là 5,6%, tăng 4,1% so với năm 2015. Đó cũng là một thách thức mới để Hà Nội tiếp tục phấn đấu vượt qua.
Nhìn thẳng vào những hạn chế, khuyết điểm, năm 2016, bắt đầu một nhiệm kỳ mới, với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, Hà Nội đang tiếp tục có những bước chuyển mới, chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Đặc biệt, chú trọng đến những thế mạnh của Thủ đô, có những bước chuyển trong xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính, thu hút đầu tư; đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn… để xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại xứng tầm là một trong những trung tâm lớn của khu vực.

[ad_2]

— Đăng bởi V —