Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Nợ công – hiểm họa đang đến gần

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 08:54 23/07/2016

Kinhtedothi – Lâu nay, dư luận quan tâm đến tình hình tài chính nước nhà vẫn tranh luận nợ công chiếm bao nhiêu phần trăm GDP thì đến ngưỡng nguy hiểm.

Trong cuộc tranh luận đó, những người quan niệm nợ công vẫn ở mức an toàn bám vào ý kiến cho rằng nợ công ở nước ta chưa tới ngưỡng Quốc hội đã giới hạn. Trên thế giới, không ít quốc gia, kể cả các nước phát triển, tỷ lệ nợ công còn cao hơn, thậm chí gấp đôi GDP, người ta vẫn ung dung cho rằng nền kinh tế của họ là lành mạnh. Thực ra, không phải tỷ lệ nợ công so với GPP là bao nhiêu mà là việc sử dụng nợ công như thế nào, có hiệu quả không?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nợ công ở nước ta chủ yếu là nợ của Chính phủ, bao gồm các khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, ngoài nước được ký kết hoặc bảo lãnh nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc các khoản vay khác của Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền.
Theo Bản tin nợ công mới nhất do Bộ Tài chính vừa công bố, tính đến năm 2014 số dư nợ của Chính phủ là hơn 1,8 triệu tỷ đồng (tương đương 86 tỷ USD và nếu dân số của nước ta là 91 triệu người thì mỗi người dân Việt Nam đang phải gánh 944 USD nợ công). Nợ công đã tăng gấp đôi so với năm 2010 (hơn 889.000 tỷ đồng) như vậy là tốc độ tăng rất nhanh, tuy theo con số chính thức mới 58% GDP, tức là trong ngưỡng an toàn.
Số dư nợ được Chính phủ bảo lãnh ngày càng tăng lên, từ 226.000 tỷ đồng năm 2010 đã tăng lên trên 422.000 tỷ đồng năm 2014. Dư nợ Chính phủ so với thu ngân sách của năm 2014 bằng 211,5%, trong khi năm 2010 con số này là 157,9%. Mới đây, trong buổi công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, ông Sandeep Mahajan – chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam cũng đã cảnh báo, các khoản nợ công và nợ do Nhà nước bảo lãnh của Việt Nam có thể sẽ nhanh chóng chạm mức trần là 65% GDP. Theo ước tính của WB, nợ công và nợ do Nhà nước bảo lãnh của Việt Nam hiện đã đạt mức 62,5% GDP.
Bản tin nợ công số 4 cũng đưa ra con số trả nợ hàng năm mà Chính phủ thực hiện. Theo đó, năm 2014 con số trả nợ là hơn 260.000 tỷ đồng, tăng gần 199% so với năm 2010 (87.000 tỷ đồng). Về mục đích, vay 452.000 tỷ đồng trong năm 2016 để bù đắp bội chi 254.000 tỷ đồng, phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư 60.000 tỷ đồng; vay ODA, ưu đãi để cho vay lại 43.000 tỷ đồng; vay đảo nợ 95.000 tỷ đồng. Về trả nợ, trong năm 2014, khoản trả nợ của Chính phủ là 260.800 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước 208.500 tỷ đồng và trả nợ nước ngoài 52.200 tỷ đồng. Khoản trả nợ này bao gồm 188.000 tỷ đồng nợ gốc và 72.800 tỷ đồng tổng trả lãi và phí trong kỳ.
Như trên đã nói,  nợ công nhiều hay ít không phải là quan trọng hàng đầu mà  vấn đề đáng quan tâm là sử dụng nợ công như thế nào, hiệu quả ra sao. Nếu sử dụng nợ công, nhất là nợ nước ngoài để phát triển kinh tế, huy động sức sáng tạo trong nước vì nước giàu dân mạnh thì rất đáng hoan nghênh vì đó là lấy vốn của người khác phục vụ mình, vay một đồng, ít nhất phải làm ra một đồng lãi. Nhưng nếu dùng nợ công để trả lãi, đảo nợ, bù vào phần bội chi, nuôi ăn hoặc dùng trong các mục tiêu lãng phí thì “miệng ăn núi lở”, rất đáng trách.
 Ở nước ta, nhiều chục năm qua, hàng trăm nghìn tỷ đồng, trong đó phần nhiều là nợ công, bị chi tiêu lãng phí, đó thực sự là mối nguy đang đến rất gần. Thử lấy vài thí dụ mà báo chí hay nhắc đến. Dự án đạm Ninh Bình phải bỏ dở chừng vì đầu tư 12.000 tỷ đồng, mỗi năm lỗ 2.000 tỷ đồng. Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (Hải Phòng) đã chi 7.000 tỷ đồng đến nay vẫn đắp chiếu, mặc cho máy móc, thiết bị hoen rỉ dần.Cũng ở Hải Phòng, theo số liệu của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, một dàn phun nước của TP đã đầu tư 100 tỷ đồng vẫn bỏ dở, chưa đâu vào đâu. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên đã đầu tư thêm 8.000 tỷ đồng vẫn cần thêm 5.000 tỷ đồng nữa mới hoạt động được vì công nghệ đã quá lạc hậu. Nhà máy bột giấy Phương Nam đã đầu tư 3.000 tỷ đồng vẫn bỏ hoang.
Chưa hết, có những công ty càng hoạt động càng thua lỗ, như mỗi năm  Vinalines lỗ 3.400 tỷ đồng; Tổng Công ty Xây lắp dầu khí lỗ 3.500 tỷ đồng; Binh đoàn 15 lỗ 470 tỷ đồng; Tổng Công ty Xây dựng công nghiệp lỗ 140 tỷ đồng… Danh sách trên còn dài, nhất là những tập đoàn, công ty lỗ từ 1 tỷ đồng trở lên có thể đến hàng trăm. Đấy là chỉ kể những công trình lãng phí, nạn tham nhũng, vô trách nhiệm với tiền dân cũng tác hại không kém. Riêng vụ một cô nhân viên ngân hàng công thương ở TP Hồ Chí Minh đã làm thất thoát 13.000 tỷ đồng. Những ngày này, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, đang làm rõ vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Phạm Công Danh. Theo cáo trạng, từ khi được giao phụ trách Ngân hàng Xây dựng, riêng Danh đã làm thiệt hại cho công quỹ 9.000 tỷ đồng.
Chỉ với sự lãng phí, quản lý kém, tham nhũng, vô trách nhiệm… đã ngốn của dân như thế, làm gì nợ công không tăng nhanh và trở thành hiểm họa cho không chỉ chúng ta mà cả con cháu mai sau.

Vũ Duy Thông

[ad_2]

— Đăng bởi V —