Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Thách thức không nhỏ

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 08:17 30/06/2016

Kinhtedothi – Năm 2016 – năm đầu của kế hoạch 2016 – 2020 đã đi qua một nửa thời gian.

Tuy nhiên, với GDP 6 tháng đầu năm nay tăng 5,52% thì 6 tháng cuối năm, GDP phải đạt mức tăng trưởng 7,6% để GDP cả năm 2016 đạt mục tiêu tăng 6,7% như Quốc hội đề ra. Điều này đang đặt ra những thách thức không nhỏ với nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi.          

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 6 tháng bị giảm (giảm 0,18%), khả năng cả năm tăng thấp hơn năm trước (2,41%), thậm chí có thể còn bị giảm (và là năm đầu tiên bị giảm sau năm 1987) do nhóm ngành này liên tiếp gặp khó khăn lớn, thiệt hại nhiều. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 6 tháng bị chậm lại so với cùng kỳ (6,82% so với 9,66%), trong đó của công nghiệp khai khoáng bị giảm (2,2%), của công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tương đương cùng kỳ (10,1%). Tính chung tăng trưởng 2 nhóm ngành kinh tế đều bị chậm lại, kéo tốc độ tăng chung của toàn bộ nền kinh tế chậm lại theo.
Số DN giải thể trong 6 tháng là 54.501, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Số DN tạm ngừng hoạt động lên tới 31.119, tăng 15%. Việc “ra, vào” thị trường trong cơ chế thị trường là điều bình thường; nhưng số DN ngừng hoạt động tăng cao, tăng lên liên tục và kéo dài trong nhiều năm là điều không bình thường. Nguyên nhân có từ vi mô (quy mô quá nhỏ, thậm chí có tình trạng “tay không bắt giặc”, quản trị kém…); nhưng cũng có nguyên nhân từ vĩ mô (việc tiếp cận vốn khó khăn, lãi suất còn cao, chi phí thuê mặt bằng cao…).
Xuất siêu tuy có tính tích cực, nhưng mặt khác do nhập khẩu giảm, không phải do xuất khẩu tăng cao. Nhập khẩu giảm tuy có một phần do giá giảm, nhưng có phần quan trọng là do nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng ở trong nước chậm lại, có loại còn giảm, sẽ tác động đến sản xuất, xuất khẩu trong chu kỳ sau. Xuất siêu do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu tăng (9,73 tỷ USD so với 6,7 tỷ USD), trong khi khu vực trong nước vẫn nhập siêu lớn. Nhập siêu giảm từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore nhưng quy mô vẫn lớn, trong khi nhập siêu từ Thái Lan, Brazin, Malaysia… tăng. Tổng mức bán lẻ 6 tháng năm nay (đã loại giá) tăng chậm lại so với 2 năm trước (năm 2014 tăng 8,1%, năm 2015 tăng 8,4%), chủ yếu do tổng cầu vẫn còn yếu.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo về sự thâu tóm của các nhà thương mại nước ngoài và việc giảm thị phần của các DN trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sau 6 tháng năm nay tuy không cao như thời kỳ 2004 – 2013, nhưng có khả năng sẽ cao hơn mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (dưới 5%) do những yếu tố làm tăng. Bao gồm cả yếu tố cơ bản là quan hệ cung – cầu, chi phí đẩy; những yếu tố trực tiếp là tài chính – tiền tệ và yếu tố tiềm ẩn, sâu xa là hiệu quả đầu tư, năng suất lao động và yếu tố tâm lý cộng hưởng.

Đức Minh

[ad_2]

— Đăng bởi V —