Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Hướng đến công dân điện tử

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 08:02 02/08/2016

Kinhtedothi – Sau 7 tháng thí điểm, vượt qua những băn khoăn ban đầu, với bước đi thận trọng mà quyết liệt, hệ thống dịch vụ công mức độ 3 áp dụng tại 24/24 phường của hai quận Long Biên và Nam Từ Liêm vừa chính thức được khai trương.

Đây có thể  là bước đột phá trong công tác cải cách hành chính của Thủ đô, và càng có ý nghĩa khi Chương trình 08-CTr/TU vừa được ban hành đã xác định: Đến cuối năm 2017, toàn TP sẽ cung cấp được 40 – 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại mọi sở, ngành, cấp huyện và xã.

Bộ phận một cửa quận Long Biên luôn tấp nập công dân đến giao dịchBộ phận một cửa quận Long Biên luôn tấp nập công dân đến giao dịch

Sự quyết tâm của lãnh đạo TP trong việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để cải cách hành chính (CCHC) thể hiện ngay từ việc trực tiếp Chủ tịch UBND TP làm Trưởng ban Chỉ đạo CNTT để chỉ đạo xuyên suốt quá trình này. Lãnh đạo TP cũng quyết định đưa chỉ tiêu ứng dụng CNTT vào tiêu chí thi đua – khen thưởng, là nội dung thường xuyên trong chỉ đạo, điều hành và yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3.
Với hệ thống DVC mức độ 3 cấp phường, công dân có thể đăng ký hồ sơ trực tuyến mọi lúc, mọi nơi và được hỗ trợ thông tin trực tuyến; cơ quan Nhà nước có thể khai thác tối đa dữ liệu dân cư và qua đó, giảm đáng kể thông tin mà người dân phải cung cấp khi làm thủ tục hành chính (TTHC). Việc ứng dụng phần mềm để liên thông giữa các ngành cũng giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ. Điển hình tại quận Long Biên chỉ sau thời gian “khởi động” hệ thống, đã giảm đáng kể thời gian giải quyết, giảm số lượt đi lại của người dân, giảm hồ sơ giấy tờ. Thực hiện Thông tư liên tịch 05 về liên thông TTHC, quận đã rút ngắn thời gian giải quyết từ 20 ngày chỉ còn 5 ngày, công dân từ chỗ đến 3 nơi thì nay chỉ phải một lần đến UBND phường và xuất trình 1 bộ hồ sơ. Về lâu dài, việc triển khai DVCTT cấp phường mức 3 còn là cơ sở hình thành công dân điện tử và dữ liệu điện tử của công dân. Sau khi thông tin cá nhân được “nhập kho” dữ liệu, mỗi khi có việc cần làm hồ sơ liên quan, người dân khỏi cần mang giấy tờ gốc đến đối chiếu, không còn phải “lo xa”, mỗi khi công chứng giấy khai sinh thường phải làm sẵn hàng chục bản; lãnh đạo phường cũng bớt cảnh cuối buổi làm việc lại ký tá đến rời tay cho hàng chồng bản sao… Sự tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc là rất lớn.
Quyết tâm của lãnh đạo TP mang lại lợi ích tối đa cho người dân càng thể hiện rõ khi tại lễ khai trương hệ thống DVCTT cấp phường, người đứng đầu chính quyền TP thẳng thắn nói: “Hà Nội đang thực hiện như lộ trình của Australia – một trong những quốc gia cung cấp DVCTT tốt nhất trên thế giới, song với cơ sở hạ tầng đã xây dựng được, tôi tin chúng ta sẽ về đích nhanh hơn nước bạn cách đây 5 năm”. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung còn nhấn mạnh: Không “ngồi chờ” cả 100% xã, phường triển khai thành thạo DVC mức độ 3, mà ngay từ giờ, phải thí điểm ngay một số DVC mức độ 4; để đến tháng 12/2016, đồng loạt 586 xã, phường cung cấp DVC cho người dân đạt mức 3 và một số DVC đạt mức 4”. Chủ tịch TP cũng yêu cầu từ Giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp quận, huyện đến cấp phường, xã phải trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo các chương trình CCHC, CNTT tại đơn vị. Ngay đầu tháng 8/2016, UBND TP sẽ thí điểm cán bộ không dùng sổ sách làm việc mà thay vào đó là điện thoại thông minh hoặc iPad.
Từ sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu TP cho đến quyết tâm vào cuộc đồng bộ của các cơ quan đơn vị, không còn “mạnh ai nấy làm”, hy vọng tới đây, hệ thống DVC và CNTT chung của toàn TP sẽ được kết nối tới từng xã, phường, và đối tượng hưởng lợi cao nhất chính là những người dân khi thực hiện các giao dịch hành chính thông thường nhất như đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký thường trú…

Linh Chi

[ad_2]

— Đăng bởi V —