Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Lập chỉ giới các hồ – vấn đề cấp bách

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Kinhtedothi – Chưa bao giờ ngớt những tranh cãi bất tận về các hồ nước Hà Nội. Các cuộc tranh cãi trong các cuộc họp, trên hệ thống thông tin đại chúng, thậm chí ngay trong cuộc sống hàng ngày.

Các cuộc tranh cãi đó lúc hòa nhã, lúc gay gắt, thường mở đầu bằng việc giữ hồ và kết thúc bằng câu hỏi tiền đâu để giữ hồ. Nói đến tiền tức là bế tắc. Bởi vì TP không lấy tiền đâu ra, mặc dù ai cũng thấy giữ hồ, cải tạo hồ cho Thủ đô là điều cấp bách.
Theo thông tin cũ, Hà Nội có 50 hồ, diện tích mặt nước hàng chục héc ta trở lên, ở các quận trung tâm trong đó rộng nhất là hồ Tây 500ha, còn khi Hà Nội sáp nhập, con số đó hơn nhiều nhưng chưa ai thống kê chính xác được, có hồ vài héc ta, có hồ hàng ngàn hec ta (Suối Hai, Đồng Mô – Ngải Sơn). Trừ những hồ lớn, xa trung tâm vừa là điểm du lịch vừa mang chức năng hồ thủy lợi, các hồ của Hà Nội phần nhiều là hồ điều hòa nước, lọc sạch không khí, nơi vui chơi, thể dục, dưỡng sinh của các cư dân, nói như nhiều người, đó là những lá phổi, là mặt gương của TP. Hãy thử lướt qua một số công viên lớn như Thống Nhất, Chí Linh, Thanh Nhàn, Nghĩa Đô… nếu không có hồ nước, bạn sẽ thấy thiếu thiếu một thứ gì đó.
Nói về lợi ích của các hồ nước Hà Nội, có thể nói nhiều, chủ yếu là chức năng điều hòa nước. Hà Nội là vùng trũng, nước mưa, nước thải không có hồ thì không biết thoát đi đâu, đó là một lý do để hồ không thể thiếu. Nhưng cũng chính vì lẽ đó, hồ nước của Hà Nội chủ yếu là hồ tù, chứa nước thải. Đã chứa nước thải là ô nhiễm. Trên 95% hồ của Hà Nội ô nhiễm, có trường hợp ô nhiễm  nặng nề, dân quanh vùng gọi đùa là “bể phốt ngoài trời”, không sao sống nổi.
Nhưng tệ hơn là nạn lấn chiếm. Sở dĩ Hà Nội ngập như hiện nay là do nhiều hồ, ao bị lấp khi mở rộng đô thị. Đến các khu phía Tây, Tây Nam Hà Nội, nhiều hồ nước chỉ còn cái tên, tất cả đã thành đường sá, nhà cao tầng, bãi đất trộng. Nước mưa trút xuống, không biết rút đi đâu, gây úng ngập. Nhưng tệ hại không kém là tình trạng dân âm thầm lấn chiếm. Chỉ sau ít năm, hồ Văn Hương (phía trong phố Tôn Đức Thắng) biến mất, thành khu phố ngột ngạt; hồ Tây bị lấn chiếm hàng chục hec ta. Hồ Linh Quang, nếu không nhanh, chỉ mấy năm nữa sẽ không còn. Nơi ấy trước kia là mặt hồ, nay thành đất riêng, muốn khai thác, Nhà nước phải đền bù. Người có tiền thì thuê xe đổ trộm. Người không có điều kiện thì rác xây dựng, rác sinh hoạt tống cả xuồng hồ. Có gia đình ở ven hồ, vốn là dân nghèo đô thị, nhưng sau khi kè lại hồ, tự nhiên có hàng mấy trăm mét vuông đất, xây gần chục cái nhà cho thuê. Chưa có tính toán kỹ nhưng chỉ vài chục năm, trừ những hồ bị lấp theo quy hoạch, diện tích hồ của Hà Nội đã giảm 30% đến 40% do dân lấn chiếm.
Muốn giữ hồ nhưng không có tiền, đó là bài toán nan giải. Nhiều người cũng vin vào đó để lần khân, không quyết tâm. Kè cạp, nạo vét một hồ, với thời giá bây giờ, ít ra cũng dăm chục tỷ, có khi lên đến cả trăm tỷ đồng. Để triển khai nạo vét, kè cạp gần 100 hồ, mất số tiền không nhỏ, ngân sách khó kham nổi. Điều đó có lý. Nhưng chờ khi có tiền thì nhiều hồ đã không còn để nạo vét, điều đó cũng có lý.  Chi bằng bàn cách có thể khả thi hiện nay. Muốn làm được phải quyết tâm. Muốn quyết tâm, phải có chỗ dựa cho niềm tin. Hãy nhìn Hồ Gươm, hàng thế kỷ có bị lấn chiếm gì đâu. Nếu không lấy Hồ Gươm thì lấy thí dụ khác. Hồ Tây, hồ Ngọc Khánh, hồ Nghĩa Đô, hồ Đống đa và nhiều hồ khác có bị lấn chiếm nữa đâu? Nguyên do các hồ ấy không còn bị lấn chiếm là đã có đường quanh hồ, có chỉ giới đỏ của Nhà nước. Không ai được phép làm vườn, xây nhà  vượt qua đường nhựa hoặc chỉ giới đỏ. Mà việc ấy không tốn nhiều tiền. Vậy sao không làm? Có đường quanh hồ, thậm chí chỉ giới hồ chắc chắn sẽ bảo vệ được các hồ còn lại của Hà Nội. Đến khi nào có nhiều tiền chúng ta sẽ tiếp tục nạo vét, tách nước thải, như thế sẽ giải quyết được vấn đề các hồ nước trong điều kiện hiện nay.

[ad_2]

— Đăng bởi V —