Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

BOT cần minh bạch

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 12:41 11/06/2016

Kinhtedothi – Trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, ngân sách eo hẹp, con đường xã hội hóa vốn trong nước và vay nước ngoài là lựa chọn phù hợp để hiện đại hóa hạ tầng giao thông phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội.

Hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) và BT (xây dựng – chuyển giao) là những hình thức chủ yếu của chủ trương xã hội hóa đó.

Đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: Thanh HảiĐường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Ảnh: Thanh Hải

Trong giai đoạn 5 năm (2011 – 2015), Bộ GTVT đã huy động 444.000 tỷ đồng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, trong đó riêng số vốn xã hội hóa đã chiếm 186.660 tỷ đồng, tập trung chủ yếu trong 62 dự án BOT. Nhờ có BOT và BT hệ thống hạ tầng giao thông ở Việt Nam đã tăng 14 bậc trong xếp hạng của thế giới. Các dự án BOT hoàn thành đã rút ngắn thời gian đi lại, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm khấu hao phương tiện, tăng tính an toàn, tăng khối lượng vận tải. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông có bước tiến vượt bậc, lọt top 10 sự kiện kinh tế – xã hội tiêu biểu năm 2015 trong danh sách báo chí bình chọn.

Về phía quốc tế, Ngân hàng Thế giới đánh giá, thị trường logistics ở Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình đạt từ 16 – 20%/năm. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015 đã tăng 36 bậc (từ vị trí 103 đã lên vị trí 67). Theo báo cáo của Bộ GTVT, hệ thống đường cao tốc mới hoàn thành đã đưa Việt Nam đứng vào top 3 các nước có đường cao tốc lớn và hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.Tính đến hết năm 2015, trong đầu tư phát triển đường bộ, đã đưa vào khai thác toàn tuyến đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên sớm hơn 1,5 năm; hoàn thành mở rộng QL1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ sớm hơn một năm. Đây là 2 trục giao thông quan trọng nhất, có tác động lớn đến phát triển kinh tế đất nước, kết nối các khu vực tăng trưởng, các đầu mối giao thông đối ngoại trọng yếu. Cùng với đó, đã có trên 700km đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác. Các tuyến quốc lộ hướng tâm quan trọng khu vực phía Bắc; các đường vành đai biên giới; các tuyến quốc lộ quan trọng khu vực miền Trung, Tây Nguyên, khu vực miền Nam; nhiều công trình lớn (cầu Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Cổ Chiên, Mỹ Lợi, Hạc Trì,…) đã được ưu tiên đầu tư xây dựng. Đạt được kết quả này, có sự góp phần không nhỏ của BOT.


Tuy nhiên, hình thức BOT cũng còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Trước hết là việc triển khai BOT mang tính phong trào, nhiều DN thiếu việc làm chuyển sang kinh doanh BOT, gây tình trạng nhiều nhà đầu tư thiếu khả năng, không thể kéo dài thời gian thu hồi vốn; Nhà nước (trực tiếp là Bộ GTVT và Bộ Tài chính) thiếu kinh nghiệm quản lý, còn chồng chéo; hệ thống pháp luật chưa cụ thể, cập nhật… Trong xây dựng chưa bóc tách đâu là cầu, đường ngân sách phải đầu tư, người dân có thể đi lại với chi phí rẻ, đâu là BOT đi nhanh, đường tốt nhưng phải trả phí cao. Đặc biệt, xã hội có nhiều dư luận không đồng tình về chuyện xây dựng trạm thu phí và thu phí. Hiện cả nước có 88 trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ, 13 hệ thống thu phí trên các tuyến cao tốc. Việc bố trí số trạm thu phí như vậy là quá dày dặc, cung độ  ngắn hơn so với quy định. Trạm thu phí dày gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa xe đi xa và xe đi gần, xe vận tải đường dài với xe địa phương.

Các xe tải nặng muốn tránh phí đã tìm cách đi đường rẽ, đường tắt, phá hỏng nhiều tuyến do không phù hợp thiết kế. Trạm thu phí nhiều và ngắn còn gây ách tắc. Nhiều trường hơp như trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, tuyến Hà Nội – Bắc Giang, giao thông bị ách tắc nhiều giờ, hàng trăm xe phải nối nhau chờ vì các trạm thu phí.Về giá, do thiếu thiết bị điện tử, không rõ ràng về mức phí, thời gian thu phí, nhiều tuyến đường phí quá cao. Vẫn có thể giảm phí trên cơ sở cắt giảm chi phí các khoản dự phòng khối lượng, lãi vay không sử dụng hết do tiết kiệm và rút ngắn được thời gian thi công tại các dự án BOT. Do vậy, việc tăng phí bất hợp lý dường như đã quá sức chịu đựng của người dân và DN.


Cần khẩn trương xem xét lại một cách nghiêm túc về cự ly các trạm quy định 70km/trạm đã hợp lý chưa, hay phải tăng lên 100km/trạm? Về mức thu hiện hành và lộ trình tăng phí, nếu mức phí quá cao cần xem xét theo hướng kéo dài thời gian  thu phí để giảm mức thu xuống, ví dụ dự án thu 20 năm để hoàn vốn thì kéo ra 30 năm, lộ trình 3 năm tăng phí/lần cũng cần xem lại có hợp lý không hay phải kéo dài đến 5 năm. Bên cạnh việc quản lý chặt chẽ hơn nữa, các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát, sử dụng những công cụ giám sát hiện đại, độ chính xác cao để đảm bảo minh bạch trong công tác thu phí, hạ giá thành sản phẩm, rà soát, bổ sung các thủ tục pháp lý, tạo thuận lợi cho Nhà nước, cho dân và DN tham gia vào dự án BOT.

Vũ Duy Thông

[ad_2]

— Đăng bởi V —