Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Cải thiện môi trường khởi nghiệp

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 08:27 07/07/2016

Kinhtedothi – Chính phủ đề ra mục tiêu năm 2020 tối thiểu phải đạt 1.000.000 DN.

Mục tiêu này không phải là cao, bởi vì đến lúc đó số người dân tính trên 1 DN tuy giảm từ 168 người hiện nay xuống còn dưới 100 người, nhưng vẫn còn thua xa nhiều nước như Đức: 49, Mỹ: 48, Singapore: 32, Nhật Bản: 27…

Tuy nhiên, đây vẫn là mục tiêu cần phải nỗ lực cao. Nó được nhận diện dưới các góc độ khác nhau. Với tỷ lệ đang hoạt động/đăng ký thành lập (như hiện nay là 56,9%), thì số DN đăng ký thành lập lũy kế đến năm 2020 phải tăng 86,8% (hay tăng 13,3%/năm), tức là tăng 816.400 DN đăng ký thành lập đến cuối năm 2015. Trong khi đó, 5 tháng đầu năm nay, việc đăng ký thành lập tăng khá cao (24,2%), nhưng cũng chỉ đạt 44.740 DN. Đăng ký thành lập có thể không khó bởi thủ tục khởi nghiệp sẽ ngày một dễ dàng hơn, thậm chí còn được hỗ trợ. Nhưng để khởi nghiệp thành công và bền vững, thì việc duy trì hoạt động lại không dễ dàng, khi tỷ lệ giữa số DN giải thể còn lớn (lũy kế đến cuối năm trước chiếm 12,5%, trong 5 tháng đầu năm nay tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 10,4% số DN đăng ký thành lập) và số DN tạm ngừng hoạt động còn nhiều (lũy kế đến cuối năm trước chiếm 28,8% số DN đăng ký thành lập, trong 5 tháng đầu năm nay tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước và bằng 63,9% số DN đăng ký thành lập). Việc ra, vào thị trường trong cơ chế thị trường là bình thường, nhưng việc ngừng hoạt động nhiều, tăng lên liên tục và kéo dài trong nhiều năm (nếu như năm 2010 là 43.000 DN thì đến năm 2015 là 71.400 DN), thì đó là điều không bình thường.
Vậy giải pháp nào cho bài toán giúp cải thiện môi trường khởi nghiệp? Đầu tiên là có tinh thần khởi nghiệp. Việt Nam hiện thiếu cả chủ và thợ. Thiếu chủ vì số DN ít. Thiếu thợ do phần lớn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là nhân lực cho các dự án đầu tư nước ngoài. Do vậy, cần tạo ra làn sóng khởi nghiệp không chỉ thoát làm thuê, mà còn thoát dần cảnh gia công, lắp ráp. Tinh thần khởi nghiệp đòi hỏi phải có gan, bởi “có gan làm giàu” mới phát huy mạnh tinh thần ấy. Giải pháp thứ hai là vốn. Đầu tiên là vốn khởi nghiệp. Phải có vốn tự có đến một mức nhất định, không chỉ trông chờ nhiều vào ngân hàng. Vốn không chỉ là tiền, mà còn ở địa điểm sản xuất, kinh doanh. Nhà nước cần có chính sách, nếu không hơn được thì cũng bằng như với các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy cần phải có sự tham gia của các quỹ đầu tư khởi nghiệp của Chính phủ, tư nhân và gần đây đã xuất hiện các sàn giao dịch chứng khoán chuyên biệt cho các hoạt động khởi nghiệp (start-up) cùng các yếu tố của nó (khuôn khổ pháp lý; tính năng động sáng tạo; sự tham gia tích cực của các định chế tài chính, quỹ đầu tư, nhà đầu tư; những điều kiện, thể chế để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp)… Và đặc biệt là tạo môi trường mà trong đó DN được quyền làm những gì luật không cấm.

Đức Minh

[ad_2]

— Đăng bởi V —