Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Căng thẳng mới trên thực địa

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 09:09 10/06/2016

Kinhtedothi – Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La năm nay vừa kết thúc sau những phát biểu và tranh luận sôi động về tình hình chính trị an ninh ở khu vực Biển Đông thì trên thực địa ở khu vực này và ở Đông Bắc Á đã xuất hiện ngay một số diễn biến mới theo hướng căng thẳng, gay cấn và đối đầu gia tăng.

Tất cả xoay quanh những biểu lộ quan điểm của Trung Quốc trên dư luận và ở diễn đàn Đối thoại Shangri-La và đặc biệt những hành động của Trung Quốc trên thực địa.

Công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc tại đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam

Công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc tại đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam

Sau Đối thoại Shangri-La, Trung Quốc và Mỹ tiến hành vòng thứ 8 cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Ở cả hai diễn đàn, điều khiến dư luận chú ý là thái độ có phần nhún nhường khác thường so với những lần trước. Trung Quốc không thay đổi quan điểm, vẫn bám giữ vào những lập luận ngụy biện lâu nay và vẫn sử dụng không ít sở đoản để đánh lạc hướng sự quan tâm của dư luận, nhưng cách thức thể hiện có phần bớt hung hăng. Trong vòng đối thoại thứ 8 nói trên, Trung Quốc chủ ý đặc biệt đề cao và nhấn mạnh những lợi ích chung giữa hai nước và lảng tránh những bất đồng quan điểm và xung khắc lợi ích.
Vậy mà chỉ ngay sau đó, Trung Quốc cho máy bay chiến đấu ép sát máy bay trinh sát của Mỹ ở khu vực Biển Đông, Trung Quốc cho tàu chiến thâm nhập vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trong khi Nhật Bản gọi là Senkaku. Trung Quốc nhắc lại quan điểm không công nhận bất kỳ phán quyết nào của Tòa trọng tài thường trực về yêu cầu của Philippines. Trung Quốc tung hỏa mù về thành lập Vùng nhận dạng phòng không ở khu vực Biển Đông. Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện ý đồ thay đổi hiện trạng ở khu vực Biển Đông và bành trướng những đảo đã chiếm đóng trái phép và xây dựng trái phép ở khu vực này. Đồng thời với những hành động này của Trung Quốc, tình hình chính trị an ninh ở khu vực Đông Á trở nên thêm phức tạp và nhạy cảm với việc Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm tên lửa và dường như tái khởi động chương trình làm giàu chất liệu phóng xạ plutonium cũng như với việc tàu chiến của Nga xuất hiện đồng thời với tàu chiến của hải quân Trung Quốc ở quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trên thực địa ở cả Đông Bắc Á lẫn khu vực Biển Đông lại trở nên căng thẳng và sôi động như thế cho thấy chuyện chính trị an ninh không chỉ tiếp tục nổi cộm mà còn trở nên ngày càng phức tạp, nhạy cảm và nan giải hơn. Nó đang trên con đường trở thành chủ đề nội dung chính trên chương trình nghị sự của cả khu vực, lấn át tất cả những chủ đề nội dung khác và chi phối quan hệ song phương giữa những quốc gia liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp. Trung Quốc dường như đã cảm nhận rõ hơn chiều hướng bị cô lập ngày càng tăng ở khu vực cũng như trên thế giới trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các nước khác nên đẩy mạnh những hoạt động bất chấp luật pháp quốc tế, khiêu khích và cường quyền để tạo sự đã rồi, biến tiền lệ thành thông lệ. Trung Quốc gây hấn lại với Nhật Bản vừa để duy trì cuộc tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản lại vừa làm cho dư luận bớt quan tâm đến những gì Trung Quốc làm ở khu vực Biển Đông. Thiên hạ không nên kỳ vọng diễn đàn Đối thoại Shangri-La là chiếc nôi cho những ý tưởng giải quyết các vấn đề chính trị an ninh khu vực và càng phải cảnh giác về những ý đồ và hành động của Trung Quốc trên thực địa.

Bắc Hà

[ad_2]

— Đăng bởi V —