Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Cảnh giác chống bệnh thành tích

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Kinhtedothi – Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sôi động khắp cả nước nhằm hiện thực hóa chủ trương chiến lược công nghiệp hóa đất nước.

Nhà nước đã huy động sức dân cùng tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới. Trong 5 năm, cả nước huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho chương trình.
Riêng ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 98.664 tỷ đồng. Với những cố gắng đó, đến tháng 5/2016, cả nước đã có 1.965 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm khoảng 22% tổng số xã, còn 326 xã đạt dưới 5 tiêu chí, cả nước bình quân đạt 13 tiêu chí xã. Phấn đấu đạt 25% số xã đạt cả 19 tiêu chí vào dịp cuối năm nay, cả nước đã huy động được khoảng 263.127 tỷ đồng, trong đó ngân sách T.Ư là 7.370 tỷ đồng. Nhờ đó, hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, góp phần thay đổi diện mạo làng xóm nông thôn, điều kiện sống cả vật chất, tinh thần của số lượng lớn dân cư.
Tuy vậy, qua báo cáo tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm nay của Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình xây dựng NTM (ngày 28/6), nhiều người không khỏi băn khoăn về vấn đề nợ đọng đang có xu hướng tăng trong khi giải pháp ngăn chặn chưa có hiệu quả. Đến tháng 3/2016, tổng số nợ đọng, chủ yếu là nợ đọng xây dựng cơ bản là 15.212 tỷ đồng, trong đó Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và miền núi phía Bắc (gồm cả Hà Nội) những nơi có phong trào xây dựng NTM cao là nơi có tỷ lệ nợ đọng cao nhất. Nguyên nhân của tình trạng trên là do bệnh thành tích và sự thất thoát trong đầu tư xây dựng. Có nơi, vì nôn nóng và ganh đua, thiết kế chưa có, vốn chưa được duyệt đã thuê nhà đầu tư, nói họ bỏ vốn ra rồi sẽ hoàn lại nhưng hứa rồi để đấy. Có nơi, là vùng bãi sông, bãi ngang, vùng miền núi dân cư thưa thớt nhưng đã làm hàng chục ki lô mét đường ở vùng đất chưa quy hoạch. Có nơi, làm theo phong trào, chất lượng đường, trường, trạm kém phải xuất toán, tiền nợ bổ vào dân, mỗi hộ hàng triệu đồng. Có nơi biến đổi khí hậu, hàng trăm gia đình thiếu nước, đói ăn, xã vẫn huy động xây trường học, nhà bưu điện, trạm xá hoành tráng, tốn tiền của nhưng không thiết thực đối với dân địa phương.
Mục tiêu hàng đầu của xây dựng NTM là tổ chức lại sản xuất, thay đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao đời sống của Nhân dân. Trong khi dân còn đói, còn mù chữ, còn rất nhiều tệ nạn và hủ tục, tỷ lệ trẻ em bỏ học còn cao thì đường sá, trường học, nhà văn hóa sẽ rất tốn kém, nếu không nói là lãng phí tiền của vì chạy theo thành tích. Về quy hoạch, cũng trong hội nghị này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã thốt lên: “Có nơi chạy theo phong trào, khi quy hoạch, xã này copy của xã kia mà không dựa vào thực tế ở địa phương mình”.
Còn theo ông Lê Huy Ngọ – Cố vấn cao cấp của Ban chỉ đạo T.Ư thì: “Khi xuống kiểm tra, cán bộ cơ sở mang đường to, trụ sở to ra khoe nhưng đời sống của dân ra sao thì không nói đến”. Ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế lại than phiền rằng nhiều nơi, cán bộ xã nằn nì xin “nợ chỉ tiêu” khi xét công nhận NTM, nhưng được công nhận rồi thì “đòi nợ” rất khó, vả lại những chỉ tiêu sát sườn với đời sống người dân như thu nhập, văn hóa, môi trường, sức khỏe, chưa kể đến sản xuất thực phẩm bẩn… thì “nợ chỉ tiêu” sao được.
Hà Nội là TP lớn, cũng là địa phương có vùng nông thôn rộng, đầy đủ đồng bằng, trung du, miền núi, đồng thời đang dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM. Càng tự hào về những thành tích đạt được, Hà Nội cần cảnh giác trước bệnh thành tích đối với các xã đạt rồi hoặc đang tích cực đạt các chỉ tiêu, đừng chỉ nhìn vào sự to rộng của các công trình hạ tầng mà nên đánh giá sâu về đời sống của người dân đã được cải thiện như thế nào, còn nợ đọng không; có huy động quá sức dân để xây dựng NTM không; có giữ được làng nghề và các công trình, di tích lịch sử văn hóa không; có tham gia tích cực vào chủ trương chung của Đảng bộ và chính quyền xây dựng TP xanh, sạch, sáng, đẹp không…? để mà xem xét, chứ đừng qua loa, hình thức làm khổ dân.

[ad_2]

— Đăng bởi V —