Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Hãy để thị trường quyết định

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 09:28 16/07/2016

Kinhtedothi – Ở nhiều quốc gia, Bộ Kinh tế hay Bộ Công thương có vai trò rất quan trọng. Chính vì thế, buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với Bộ Công Thương vừa qua không chỉ thể hiện quyết tâm thực hiện những mục tiêu đã đề ra mà còn định hướng để lĩnh vực này thực sự là xương sống của nền kinh tế.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò xây dựng chiến lược, khuyến khích tạo dựng môi trường kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp; Thay đổi cách quản lý theo hướng việc nào thị trường làm tốt hơn hãy để thị trường tự vận động, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền.
Đã có một thời kỳ, việc hình thành nên những tập đoàn, tổng công ty lớn nhằm hình thành, định hướng các ngành kinh tế được coi là giải pháp cho sự phát triển. Tuy nhiên, thực tế qua thời gian cho thấy, mô hình này đã bộc lộ không ít những tồn tại, yếu kém và hạn chế khi Nhà nước cùng một lúc “sắm” cả 3 vai: Xây dựng chính sách, chủ sở hữu DN và giám sát. Chính vì thế các cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước, trong đó có Bộ Công Thương (bộ nắm giữ khá nhiều DN Nhà nước lớn) mâu thuẫn với chính mình. Đơn cử ngành điện, Bộ Công Thương ứng xử với ngành mình quản lý theo quy cách của chủ sở hữu chứ không phải của cơ quan quản lý. Việc này đã khiến thị trường bị méo mó, cạnh tranh không lành mạnh, đặc quyền, đặc lợi. Trong cuộc làm việc với Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ cũng “không muốn nhắc lại” một số công trình lớn triển khai chậm cũng như các công trình “đắp chiếu”, nhưng khẳng định Chính phủ sẽ không tiếp tục “ném tiền” vào dự án như thế. Khi nhiệm vụ chính là xây dựng chiến lược, chính sách, hành lang pháp lý, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế… bị xem nhẹ, Thủ tướng đã chỉ ra một loạt các tồn tại như: Một số chiến lược không phát huy hiệu quả (ngành thép, cơ khí, ô tô…), một số quy hoạch phát sinh phức tạp như thủy điện, cơ khí… Điều này khiến bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh, kém hiệu quả, năng suất lao động thấp. Trong khi các tập đoàn kinh tế tư nhân dù có tài sản và vốn rất nhỏ so với các tập đoàn kinh tế Nhà nước, song sử dụng vốn chủ sở hữu tốt hơn và phát triển bền vững hơn. Số liệu mới nhất về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân của 20 tập đoàn tư nhân lớn nhất đạt 12,72%, trong khi tỷ lệ này của các DN Nhà nước là 7,3%.
Với thông điệp “Trừ một số lĩnh vực, DN Nhà nước phải nhỏ đi, hiệu quả hơn, tư nhân phải ngày càng lớn mạnh”, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa thể hiện rõ quan điểm việc nào thị trường làm tốt hơn hãy để thị trường tự vận động, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền. Và cũng một lần nữa, Chính phủ gửi đi thông điệp thể hiện quyết tâm chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy luôn sẵn sàng phục vụ người dân, DN, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp nhằm huy động tối đa các nguồn lực tham gia đóng góp vào sự phát triển chung, của nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập.     

Thế Dương  

[ad_2]

— Đăng bởi V —