Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Không thể “thương” được nữa

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 08:21 17/06/2016

Kinhtedothi – Một lần nữa câu chuyện chi nhiều hơn thu, vượt dự toán lại làm nóng dư luận khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo quyết toán ngân sách năm 2014 của Chính phủ.

Với con số được đưa ra, bội chi ngân sách Nhà nước là 260.145 tỷ đồng, bằng 6,61% GDP, tăng 36.145 tỷ đồng so với dự toán, trong đó tăng chi từ vốn ngoài nước 36.952 tỷ đồng, nhiều khoản thu chi không có trong dự toán. Nhưng khác với những lần trước, lần này, cả cơ quan thẩm tra và các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cương quyết rằng, quyết toán ngân sách Nhà nước cần phải thực hiện theo đúng tinh thần Hiến pháp, không để tái diễn tình trạng quyết dự toán rồi, nhưng chi tiêu vẫn vượt lên và tới khi quyết toán thì “sự đã rồi”.


Đây không phải lần đầu tiên các thành viên Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội cũng như các đại biểu (ĐB) lo lắng trước những con số chi và bội chi ngân sách vượt quá xa so với nghị quyết, dự toán của Quốc hội. Nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, những hạn chế, tồn tại gần như năm nào quyết toán ngân sách cũng có và đều là xoay quanh chuyển nguồn, chuyển giá, chi không đạt dự toán, chi không có dự toán, chi vượt dự toán. Thu thì để nợ đọng thuế, hoàn thuế thì không đủ.


Các ĐB Quốc hội đã không ít lần trăn trở, mặc dù Hiến pháp và luật quy định Quốc hội có quyền quyết định ngân sách nhưng cách làm hiện nay, ngay việc quyết định dự toán ngân sách hàng năm cũng chỉ mang tính hình thức. Bởi trước đó, Chính phủ lập dự toán và trình, ĐB Quốc hội chỉ có vài ngày để nghiên cứu. Vì vậy, Quốc hội gần như chỉ “bấm nút” thông qua những gì đã được Chính phủ quyết định. Còn với việc chi, có ĐB đã đặt vấn đề, phải chăng có tình trạng khi dự toán thì thấp để được thông qua rồi đến khi tiêu lại vượt lên…

Kỷ cương ngân sách ở đâu khi dự toán và thực tế lại lệch nhau quá lớn? Đã tới lúc phải áp dụng chính sách quyết liệt để chấm dứt tình trạng vượt chi. Dự toán đã đưa ra rồi, ngành, địa phương nào muốn tăng cũng dứt khoát không đồng ý thì mới được. Đau cũng phải cắt, cũng phải làm mới dừng được nợ công và bội chi… Đó là quan điểm được nhiều người ủng hộ.


Trở lại việc quyết toán ngân sách năm 2014 lần này, dù người đứng đầu ngành tài chính lý giải rằng việc tăng chi từ vốn ngoài nước 36.952 tỷ đồng (gồm cả một số nhiệm vụ chi thường xuyên) chủ yếu cho các dự án cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nên giải ngân cao hơn dự kiến và tăng chủ yếu cho lĩnh vực giao thông, thủy lợi, nên theo quy định thì phải tăng mức bội chi ngân sách tương ứng. Nhưng như cơ quan thẩm tra đánh giá, qua quyết toán chi ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2014 cũng cho thấy rất nhiều vấn đề thể hiện sự chấp hành kỷ cương hành chính chưa nghiêm. Còn như Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh, nếu làm trái Hiến pháp và trái luật thì không ai có quyền cho phép, kể cả Quốc hội.

Hiến pháp đã quy định các khoản thu, chi NSNN phải được dự toán và do luật định. “Dự toán chi là giới hạn và không mở được như dự toán thu. Phần tăng bội chi là chưa có dự toán, mà đã dự toán là do Quốc hội quyết định nên chưa chấp nhận được số tăng đó” – Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cương quyết.
Có lẽ sẽ không còn có chuyện “đành phải ủng hộ vì thực sự không ủng hộ cũng không biết làm thế nào…” như có ĐB Quốc hội đã đặt ra khi ấn nút quyết toán ngân sách nữa.

Bởi như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói, với một số khoản chi không đúng dự toán trước đây nhưng Quốc hội vẫn “thương” mà cho qua, nhưng lần này không thể “thương” được nữa. Dù rằng việc có tiếp tục “thương” nữa hay không còn phải chờ vào quyết định của Quốc hội. Nhưng với quan điểm mạnh mẽ từ cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách, và UBTV Quốc hội, kiên quyết không thông qua các khoản quyết toán nếu khoản đó vượt dự toán, dẫn đến bội chi NSNN vượt ngưỡng cho phép đã đề ra. Và quyết toán ngân sách sẽ không còn là một “việc đã rồi” gật đầu cho qua.

Từ đó cũng cho thấy tinh thần rằng, điều quan trọng nhất vẫn là kỷ luật ngân sách và trách nhiệm địa phương, cần quyết liệt, không thể cứ du di mãi là không được. “Không thể để cứ tăng thu, tăng chi theo kiểu “nước lên thuyền lên” thì không còn kỷ cương ngân sách gì nữa” như một đại biểu đã từng phát biểu.

Trần Hà

[ad_2]

— Đăng bởi V —