Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Lại chuyện xe công vụ

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 08:39 16/06/2016

Kinhtedothi – Có lẽ cũng nhờ cú lộ diện quan chức dùng xe nhà biển trắng rồi xin gắn biển xanh của vị lãnh đạo tỉnh Hậu Giang xôn xao cả chục ngày nay hóa ra lại là “gót chân A Sin” của người lãnh đạo đương chức.

Bởi qua đó đã hé ra nhiều chuyện rất đáng bàn xung quanh chế độ công chức Nhà nước được hưởng chế độ xe đưa đón hàng ngày.
Theo quy định hiện hành (từ tháng 9/2015), Thủ tướng đã có Quyết định 32 để thay thế Quyết định số 59 và 61 của Chính phủ. Trong đó được quy định cụ thể về việc thay thế xe ô tô công, định mức xe công, mức khoán kinh phí, đối tượng được đưa đón bằng xe công, quy định việc mua sắm xe công và quy định xử lý vi phạm trong mua sắm xe công.
Theo con số từ Cục Quản lý Công sản – Bộ Tài chính (cuối năm 2015) thì với một chiếc xe công, trung bình Nhà nước sẽ chi phí vào khoảng 320 triệu đồng/năm bao gồm tiền xăng dầu, bảo dưỡng, sửa chữa và lương cho lái xe. Như vậy, ước tính mỗi năm, 40.000 xe công (cũng con số của Bộ Tài chính thu thập, không kể xe của lực lượng vũ trang), nó đã tiêu tốn khoản ngân sách lên tới gần 13.000 tỷ đồng/năm để nuôi số xe khổng lồ này. Đó là chúng ta chưa tính đến khấu hao mua xe. Nếu không, nó sẽ là con số 380 -390 triệu đồng/xe/năm và đương nhiên phải cộng thêm 20% chi phí chi tiêu công về khoản mua sắm xe cộ.
Theo như ý kiến của ông Trần Đức Thắng – Cục trưởng Cục Quản lý Công sản, trong tình hình bội chi ngân sách Nhà nước khá cao, tình hình nợ công chồng chất như ở Việt Nam hiện nay thì các biện pháp chống lãng phí trong việc sử dụng xe công là một việc làm hết sức cần thiết. Thay vì hô hào, kêu gọi, Nhà nước cần phải có những quy định cụ thể để làm rõ trách nhiệm của người lãnh đạo, nếu gây ra tổn thất và lãng phí, thì phải áp dụng các biện pháp chế tài cụ thế.
Tình trạng mua sắm, sử dụng xe công ở các bộ, ngành, địa phương hiện nay có thể đánh giá nghiêm khắc là “đụng đâu sai đó”. Trong đợt rà soát, sắp xếp lượng xe công do Bộ Tài chính đã tiến hành, hầu như nơi nào thực hiện rà soát, đều có nhiều vi phạm về tiêu chuẩn, định mức mua sắm, sử dụng xe theo Quyết định 32/QĐ-TTg mà Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành. Siết chặt kỷ cương trong đầu tư công, trong đó có mua sắm xe công lâu nay ở nước ta chưa có giải pháp nào khả thi. Nếu mọi địa phương, bộ, ban, ngành trong cả nước thực hiện nghiêm túc thì đâu đến mức phải chi ngân sách mỗi năm ít nhất 13.000 tỷ đồng cho xe công. Con số 13.000 tỷ đồng nói trên chính một phần là do các cấp lãnh đạo dùng chưa đúng lúc, chưa đúng chức vị của mỗi người nên đã “góp phần” tạo ra con số khổng lồ đáng buồn đó. Chính nó đã tạo thêm gánh nặng không đáng có cho ngân sách của Nhà nước hiện nay.
Đã tới lúc chúng ta cần có những chế tài đủ mạnh và đủ sức “răn đe” đối với các cấp cơ sở nếu họ không nghiêm túc thực hiện chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí mà Đảng, Chính phủ đã ban hành rất nhiều năm nay. Chúng ta không nên bỏ qua những chuyện tưởng là nhỏ đó, nhiều khi vô tình mà khiến pháp luật trở nên xem nhẹ. Và một khi bị xem nhẹ, người ta lại tiếp tục có những hành vi sai trái, không chịu sửa chữa khi mua sắm xe công vượt quá tiêu chuẩn.

Quốc Phong

[ad_2]

— Đăng bởi V —