Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Lỗ hổng trong công tác cán bộ

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 08:42 15/07/2016

Kinhtedothi – Vào thời điểm này, tôi nghĩ câu chuyện về chiếc xe Lexus 570 và “hậu di sản” của cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh cũng không có gì cần bàn thêm về kết quả xử lý ra sao nữa.

Vấn đề mà tôi muốn bàn trong bài viết này chính là từ công tác cán bộ của Đảng hiện nay liệu có nên từ đây rút ra được bài học đau xót cho Đảng, đặng giúp cho Đảng ngày một hoàn thiện về tổ chức. Qua đó Đảng sẽ có sức chèo lái con thuyền cách mạnh vững bước đi lên.

Cái lỗ hổng mà tôi và nhiều người có thể  dễ nhận ra ở ông Trịnh Xuân Thanh, đó là thành tích công tác không thấy đâu, chỉ thấy rất rõ, ông ta chuyển vị trí công tác rất nhanh và xem ra, cơ quan tiếp nhận nhân sự hầu như “không để ý” kết quả công tác cũ của người họ  sẽ tiếp nhận?        

Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang - Ảnh: báo Hậu GiangÔng Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang – Ảnh: báo Hậu Giang

Hôm qua, tôi có điện hỏi ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra T.Ư. Ông Vũ Quốc Hùng đặt vấn đề: Liệu chúng ta có nên nhân một chuyện nhỏ này làm tới cùng để tìm hiểu xem trong công tác kiểm tra của Đảng, công tác Thanh tra của Chính phủ, công tác điều tra của các cơ quan pháp luật khi DN PVC (Tổng Công ty Xây lắp dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) bị đưa ra ánh sáng, nhưng ông Thanh lại không bị sao? Và rồi công tác nhân sự cán bộ của chúng ta đã có những lỗ hổng nào để ông Thanh dễ dàng lọt qua và thăng tiến nhanh như thế trong suốt thời gian công tác, đặc biệt là sau khi để xảy ra thua lỗ và thất thoát hơn 3.200 tỷ đồng của nhà nước? Ai là những người đã trợ giúp cho ông ta những chuyện này, các cơ quan có trách nhiệm của chúng ta cần làm rõ liệu có dấu hiệu chạy chức, chạy tội gì ở vụ này không? 


Năm 2005, ông Trịnh Xuân Thanh được chuyển về Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và được cất nhắc lên vị trí rất “màu mỡ” có thể nói là số 1 của PVN lúc này: Phó Tổng rồi Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC). Ở cương vị này, ông Thanh trở thành người tiêu tiền giỏi có hạng trong các DN Nhà nước,  đầu tư thì dàn trải khiến thất thoát nặng nề. Rồi PVC đã lỗ đến 3.200 tỷ đồng trong vòng có vài năm dưới quyền của ông. Một loạt thuộc cấp của ông đã phải hầu tòa vì tham ô và làm thất thoát tài sản Nhà nước. Kỳ lạ là ở chỗ chỉ cấp dưới ông là vướng lao lý và kỷ luật, còn Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty và Tổng Giám đốc thì ngoại lệ, lẳng lặng ra đi theo lối tập đoàn bật đèn xanh , không bị hề hấn, sứt mẻ gì. Kỳ lạ thay, tuy Tập đoàn Dầu khí cho rằng ông Thanh không hoàn thành nhiệm vụ, thì lại được Bộ Công Thương mở rộng vòng tay đón về  Văn phòng Bộ với hàng loạt chức danh.


Như vậy, chỉ trong vòng 3 năm (2012 – 2014), ông Thanh đã được lãnh đạo Bộ Công Thương điều động, thăng chức đến 3 lần mà lẽ ra phải nhận kỷ luật ở Tập đoàn Dầu khí mới là thỏa đáng.


Một sự trớ trêu còn ở chỗ, không hiểu cựu  Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng phát hiện ra tài năng ở ông Trịnh Xuân Thanh kiểu gì mà lại đưa ông, vốn là nhân vật góp phần quan trọng trong công việc điều hành ở PVC đi tới thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng, lại được đặt vào công việc nghiên cứu để đổi mới DN của một bộ thuộc loại “siêu bộ”.  


Mới đây, khi sự vụ vỡ lở, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc cho biết, ông và Thường trực Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 – 2015 không có sai sót trong việc xin và tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh từ T.Ư về địa phương này để làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh. “Mình xin mà T.Ư không cho thì đó là quyền của cấp trên. Bộ Công Thương cũng đâu có quyền điều chuyển anh Thanh nếu Ban Tổ chức T.Ư không đồng ý” – ông Huỳnh Minh Chắc nói… “chắc nịch” như vậy!


Trời đất ơi! Thật đúng là những lỗ hổng chí mạng của công tác cán bộ trong cơ quan Đảng và Nhà nước chúng ta lại là như vậy sao?
Vậy có khác gì Bộ Công Thương “chơi” Hậu Giang (!), ai lại đẩy “quả bóng xịt” cho địa phương kiểu như rũ đi được “cục nợ”? Điều này cần được làm cho rõ giữa các cơ quan: Tỉnh Hậu Giang (xin), – Bộ Công Thương (nhả người – cục nợ) – Ban Tổ chức T.Ư (ký điều động (tháng 1/2014) thì đúng, sai ra sao?         


Tiếp đó, ông Thanh lại được tiếp tục giới thiệu tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa 14 thì khâu này có bình thường không? Thiết nghĩ cũng nên làm rõ ở khâu kê khai thành tích công tác, ông Thanh đã khai báo trung thực ra sao? 


Chỉ nêu sơ sơ vậy là đã đủ thấy có rất nhiều lỗ hổng hiện ra trong công tác cán bộ của chúng ta. Nó rất cần được mổ xẻ để làm rõ và quy trách nhiệm xem ai là nơi đã từng nhận xét tốt trong hồ sơ cán bộ mang tên Trịnh Xuân Thanh? Ai đã “vô tình ” giúp ông tiếp tục được thoát tội và  thăng tiến, bất chấp thành tích chẳng có gì nổi bật ngoài thua lỗ trong làm ăn và nhảy việc đạt mức kỷ lục?           

Quốc Phong

[ad_2]

— Đăng bởi V —