Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Ngăn ngừa những hiểm họa từ mạng xã hội

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 08:34 18/07/2016

Kinhtedothi – Trong cuộc sống thường ngày, nếu một lúc nào đó, bạn chú ý tới con cháu, người thân hoặc những người xung quanh mình, thấy họ như ngủ mơ, lơ đãng, ít nói, luôn chìm đắm vào một nơi nào đó xa xăm… thì hãy dè chừng, có thể người ấy đang lang thang trong thế giới ảo của các mạng xã hội.

Vậy mạng xã hội là gì? Với các bạn không để ý, có thể nói ngắn gọn rằng mạng xã hội là sự liên kết giữa nhiều, rất nhiều trang cá nhân (blog) trên internet. Chỉ cần bạn có một trang cá nhân và vài dòng đăng ký sơ sài là có thể liên kết với một blog khác và trở thành bạn của tất cả các blog có liên hệ với blog bạn liên kết. Cứ thế nhân lên, bạn trở thành bạn của hàng tỷ người trên Trái đất này, không bị rào cản bởi biên giới, chế độ chính trị, văn hóa, biên giới. Nghĩa là bạn trở thành công dân toàn cầu, tha hồ biết thông tin, nói quan điểm của mình trước mọi sự kiện, giới thiệu về mình, thậm chí bịa đặt, tung tin nhảm, chửi bới người khác, xem phim trụy lạc…  không phải chịu trách nhiệm gì về  hành vi và ý nghĩ của mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Được như thế, nghĩa là muốn làm gì thì làm, nhất là với giới trẻ, là “ân sủng trời cho” giữa xã hội con người, ở đâu cũng bị ràng buộc bởi pháp luật và đạo đức. Cho nên, trên internet có hàng trăm nhà cung cấp dịch vụ các mạng xã hội miễn phí từ facebook, Twitter, Amazon, Youtube… có hàng triệu tới hàng trăm triệu người dùng mỗi ngày. Càng nhiều người dùng, quảng cáo và giá các ứng dụng khác càng đắt nên các mạng xã hội ra sức cải tiến, áp dụng công nghệ mới, tăng cường tiện ích đa phương tiện để thu hút khách, kiếm lãi. Ngày nay, sử dụng bất kỳ một phương tiện nào có kết nối với  các trang mạng xã hội (máy tính, máy tính bảng, TV có kết nối internet, điện thoại di động) đều có thể ngay tức thì được xem một trận bóng đá phát sóng trực tiếp, được xem các hoạt động của mình và của người khác lúc đang diễn ra, có thể có ý kiến bình luận hoặc tỏ thái độ cá nhân trước những gì vừa biết. Do mạng xã hội cho phép mọi người nặc danh và đưa thông tin sai lạc nên tất cả những thứ đó đều miễn phí và không phải chịu trách nhiệm gì, không tìm được hoặc tìm được còn vất vả. Thật là dịp may hiếm có cho những kẻ thích quậy phá hay thể hiện mình.
Không thể phủ nhận tính tích cực của các trang mạng xã hội. Nếu một ngày không vào các mạng xã hội, nghĩa là ngày đó ta thiếu thông tin, thiếu phản ứng của cộng đồng trước một sự kiện xảy ra. Trên trang mạng xã hội là toàn dân làm báo, toàn dân đọc báo. Không một cuộc mít tinh nào có thể huy động được hơn 30 triệu người cùng một lúc. Không một tờ báo nào mỗi ngày trung bình có 20 triệu người đọc như facebook ở nước ta. Trên mạng xã hội, không thiếu những thông tin nhanh, chính xác, những ý kiến bình luận sắc sảo, rất có ích với những người làm báo cũng như những người không làm báo. Những người làm báo trên mạng xã hội là những nhà báo công dân, họ có mặt ở khắp nơi, biết hầu hết mọi điều và dám nói, kể cả những ý tưởng sai lầm, lạ hoắc. Hàng triệu người làm báo tự nguyện ấy, dù không được công nhận cũng làm thay đổi không khí thông tin và cả phương thức tư tưởng ở nước ta. Có các mạng xã hội, những việc xấu nhanh chóng bị phanh phui, những kẻ ác định làm điều ác phải dè chừng tai mắt Nhân dân từ  gây tai nạn rồi bỏ chạy tới những chuyện tham nhũng, chà đạp quyền dân chủ. Công tác tư tưởng cũng không thể hạn chế quyền được biết, giấu nhẹm những chuyện không có lợi. Bây giờ phải chủ động nói ra sự thật, nói ra cái sai, cái kém và công luận sẽ lựa chọn cách đứng về bên nào trước sự thành khẩn đó. Trước trào lưu thông tin của các mạng xã hội, để cạnh tranh, nhiều cơ quan báo lớn cũng phải chiều theo, thậm chí có tờ báo phải tóm lược những tin tức nổi bật trên faceboook mỗi ngày, mỗi tuần và coi là hình thức điểm tin quan trọng không thể thiếu.
Nhưng cũng từ các mạng xã hội, nhiều tiêu cực đã thành phương tiện để kẻ xấu lợi dụng, gây bao nhiêu chuyện đau lòng, nhất là băng hoại nhân cách, hạ cấp văn hóa của giới trẻ và chống lại thể chế chính trị của ta dưới chiêu bài dân chủ, tự do bày tỏ ý kiến. Không kể bọn xấu lợi dụng internet để ăn cắp, lừa đảo, tội ác hình sự kể cả giết người để thỏa mãn sự đê hèn, các mạng xã hội là nơi phát tán những game bạo lực, trụy lạc, quyến rũ nạn nhân vào những ham muốn thấp hèn, tung tin thất thiệt, gây nghi ngờ, chống đối. Hầu hết các cuộc biểu tình phi pháp, các cuộc tụ tập đông người đều do các mạng xã hội tổ chức, loan truyền. Cuộc biến động  “Mùa Xuân Ả rập” có vai trò kích động chủ yếu từ mạng xã hội, gây đổ máu, điêu đứng cho hàng chục quốc gia như Libya, Ai Cập, Tunisia, Syria… đến giờ còn thấy nhức nhối, chưa lành.
Hạn chế những mặt tiêu cực của các trang mạng xã hội là vấn đề của các quốc gia trên thế giới, không riêng gì Việt Nam và các quốc gia đều vào cuộc quyết liệt mặc dù hiệu quả còn rất hạn chế, chưa có tiếng nói thống nhất. Nhưng mặt tiêu cực của các mạng xã hội đang hàng ngày, hàng giờ làm hư hỏng giới trẻ, phá hoại văn hóa, phá hoại lòng tin của chúng ta. Những mặt tiêu cực đó dứt khoát phải ngăn chặn không để chúng lây lan. Về vấn đề này, lãnh đạo một cơ quan quản lý Nhà nước cho rằng, việc tham gia mạng xã hội là vấn đề cá nhân, luật pháp không cấm, cơ quan quản lý Nhà nước không ngăn chặn. Tuy nhiên, hiện nay, khi luật pháp chưa hoàn thiện so với thực tế phát triển của mạng xã hội, vấn đề trách nhiệm và ý thức với xã hội là điều mà những người tham gia cần nâng cao hơn nữa với một tinh thần xây dựng.

Vũ Duy Thông

[ad_2]

— Đăng bởi V —