Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

“Ngồi mát ăn bát vàng”?

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 08:49 12/07/2016

Kinhtedothi – Theo báo cáo cáo quản trị Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước vừa công bố, con số bình quân thu nhập của lãnh đạo và nhân viên Tổng Công ty này đã khiến nhiều người thèm muốn và ao ước.

Cụ thể, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thu nhập hơn 1,4 tỷ đồng trong năm 2015, tương đương 119 triệu đồng/tháng. 4 Phó Tổng Giám đốc cùng nhận 1,3 tỷ đồng/người/năm. Không chỉ riêng lãnh đạo thu nhập cao, năm 2015, mức thu nhập bình quân của mỗi cán bộ, nhân viên SCIC đạt 37 triệu đồng/tháng, cao hơn 9% so với con số 34,4 triệu đồng/tháng của năm 2014.
Theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, SCIC là đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các DN, thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường. Mục tiêu hoạt động của SCIC về lý thuyết là như vậy. Tuy nhiên, thời gian qua, lợi nhuận của “siêu” Tổng Công ty này lại không đến từ hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước mà chủ yếu đến từ cổ tức các DN Nhà nước như Vinamilk, Bảo hiểm Bảo Minh, FPT Telecom…, lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng và bán vốn DN Nhà nước. Đây không phải là lần đầu tiên SCIC dính “tai tiếng” về chuyện “ngồi mát ăn bát vàng”. Năm 2013, Tổng Công ty này cũng “nổi như cồn” khi đem cả chục ngàn tỷ đồng tiền Nhà nước gửi ngân hàng lấy lãi.
Báo cáo tài chính năm 2015 của SCIC cho thấy, gần 65% tài sản đầu tư của SCIC là trái phiếu và tiền mặt. Tuy nhiên, lãi tiền gửi và lãi đầu tư trái phiếu chỉ đóng góp khoảng 10% doanh thu của DN này trong năm 2015. Trong khi nguồn thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia chiếm gần 50%. Có vẻ như dù gánh trên vai hai sứ mệnh là bảo toàn và sinh sôi vốn Nhà nước nhưng SCIC vẫn “ưu tiên” ôm khư khư vốn Nhà nước để “quản lý”. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các DN tìm mọi giải pháp để tồn tại, phát triển, SCIC chọn một con đường an toàn, “ngồi mát ăn bát vàng”, miễn không thất thoát vốn Nhà nước. Tính đến ngày 31/12/2015, tổng tài sản của SCIC đạt 73.263 tỷ đồng. Còn với sứ mệnh mang tiền Nhà nước đi đầu tư, vốn mà SCIC tại một số dự án như: Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên hay Vinaconex… lại đang đứng trước nguy cơ mất vốn.
Rõ ràng, nếu không có cơ chế giám sát khách quan, minh bạch thì việc SCIC tiếp tục “ôm” vốn Nhà nước “sống chậm” nhưng hưởng thu nhập “khủng” vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Một mục tiêu rõ ràng để SCIC có động lực “động não” sinh lời phần vốn Nhà nước mà họ đang nắm giữ là vấn đề cấp thiết hiện nay để siêu Tổng Công ty này hoạt động hiệu quả hơn. Và câu chuyện tiếp tục thoái vốn SCIC tại các DN Nhà nước… để vận hành theo cơ chế thị trường cũng cần được tiếp tục mạnh mẽ hơn nữa thay vì ôm vốn hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh của các DN Nhà nước.

Hà Lâm

[ad_2]

— Đăng bởi V —