Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Niềm tin từ siết chặt kỷ cương

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 09:24 28/07/2016

Kinhtedothi – Bài phát biểu nhậm chức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước Quốc hội hôm 26/7 đã thể hiện sự quyết tâm rất lớn của người đứng đầu Chính phủ trong việc cải tổ nhiều vấn đề, lĩnh vực để đưa đất nước phát triển đi lên.

Thủ tướng đã nêu bật những mặt mạnh – yếu của đất nước và đưa ra kế sách thực hiện quyết tâm ấy, đã tạo niềm tin trong dư luận Nhân dân về một Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính…
Cùng với cam kết sẽ khắc phục hạn chế, yếu kém; nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, Thủ tướng đã đưa ra thông điệp: Sẽ quản lý xã hội bằng pháp luật và Chính phủ cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Thủ tướng cũng chỉ rõ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, lấy sự hài lòng của người dân, DN làm thước đo đánh giá; kiên quyết xóa bỏ cơ chế xin – cho; thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; quyết liệt phòng chống tham ô, lãng phí và nhũng nhiễu người dân.
Có thể nói, cơ chế xin – cho, sự lỏng lẻo trong kỷ cương hành chính đã khiến cho nạn chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, chi phí “gầm bàn” cứ “râm ran” trong nhiều kỳ họp Quốc hội. Tình trạng nói mãi nhưng không ai làm, nói một đằng làm một nẻo khiến không chỉ đại biểu mà cử tri hết sức bức xúc. Có đại biểu đã chỉ ra tình trạng “trên chỉ đạo dưới không nghe” khi viện dẫn chỉ đạo của Chính phủ là tuyệt đối không khởi công công trình mới khi không cân đối được ngân sách, nhưng nhiều ngành, địa phương vẫn tiếp tục khởi công, khiến có người đặt câu hỏi những người thực thi công vụ rất có thể đang tận hưởng từ tiền thuế của dân song không bị xử lý. Rồi tình trạng cửa quyền chậm được khắc phục, kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành sự chỉ đạo điều hành chưa nghiêm. Vẫn còn cán bộ làm việc phi pháp, vẫn có người khoác áo Nhà nước lại hành động vô lối, khiến lòng tin của người dân và DN giảm sút… Vì thế, việc Chính phủ đặt vấn đề “tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật, lấy sự hài lòng của người dân, DN là thước đo” cho thấy đã đến lúc phải đề cao cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân về công việc được giao phó. Cần thiết phải đưa ra khỏi các cơ quan Nhà nước những người không đạt các tiêu chí đề ra, không có khả năng hoàn thành công việc cụ thể được giao. Điều này không khó và hoàn toàn có thể thực hiện được nếu chúng ta thực sự có quyết tâm xây dựng một bộ máy quản lý vững mạnh có kỷ luật, kỷ cương. Một Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính… không chỉ dừng ở siết kỷ cương, xóa bỏ cơ chế xin – cho, nhiều người kỳ vọng rằng, từng thành viên của Chính phủ và những người trong bộ máy hành chính Nhà nước phải hội đủ tiêu chuẩn, thể hiện tư tưởng như vậy. Trong đó, liêm chính là vấn đề cử tri đang rất quan tâm. Một bộ máy liêm chính phải thể hiện trên cả góc độ con người, góc độ công việc. Trước hết, việc xem xét bổ nhiệm cán bộ phải đảm bảo tính vô tư, khách quan, công bằng, chứ không phải vì con ông này, cháu ông kia mà có sự ưu ái.

Trần Hà

[ad_2]

— Đăng bởi V —