Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Nuôi khát khao khởi nghiệp

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 08:41 09/06/2016

Kinhtedothi – Với nhiều quốc gia phát triển, câu chuyện khởi nghiệp (start – up) đã không còn quá xa lạ. Nhưng ở Việt Nam, nó chỉ được nhắc nhiều khi quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ DN phát triển trở thành nhiệm vụ sống còn khi hội nhập ngày một sâu rộng hơn.

Không chỉ được đề cập đến trong những diễn đàn từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương, trong các tổ chức, trường học… câu chuyện về một quốc gia khởi nghiệp, ngọn lửa, niềm đam mê khởi nghiệp đang được lan truyền đến nhiều người dân.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Kết quả điều tra của một số tổ chức, tập đoàn chuyên nghiên cứu về môi trường kinh doanh thời gian qua cho thấy, các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam được định giá không kém gì nhiều nước trong khu vực. Thời gian gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần đề cập đến mong muốn này khi Chính phủ đang quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh. Tại hội nghị về xúc tiến đầu tư vào Hà Nội (Hà Nội 2016 – Hợp tác Đầu tư và Phát triển) tổ chức hôm 4/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh và yêu cầu Hà Nội cần đi tiên phong và trở thành trung tâm khởi nghiệp, trung tâm sáng tạo của cả nước.

Đặt mục tiêu này không chỉ bởi Hà Nội là Thủ đô mà còn xuất phát từ sự quyết tâm, những cam kết mạnh mẽ của TP trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa là mọi cá nhân, DN đều có những cơ hội khởi nghiệp, kinh doanh như nhau trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng. Mới đây nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cũng đã đề cập đến việc xây dựng sàn giao dịch chứng khoán chuyên biệt để tạo nguồn vốn, một trong những thách thức của bất kỳ DN nào, để hỗ trợ, khuyến khích cá nhân, DN khởi nghiệp.


Kinh nghiệm từ một số quốc gia cho thấy, nếu muốn là một quốc gia khởi nghiệp thì tinh thần khởi nghiệp phải là từ khóa ở mọi diễn đàn, nhen dần lên để cộng đồng nhỏ lan ra toàn xã hội mà không cần “đao to búa lớn”. Đơn cử Israel – nơi vẫn được gọi là “quốc gia khởi nghiệp”, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Israel cũng bắt đầu chương trình hỗ trợ cho hoạt động này. Hiện nay ở Israel có 19 vườn ươm khởi nghiệp. Trong khi đó Singapore – nước lọt top 10 thế giới về cạnh tranh, ở đó có rất nhiều quỹ đầu tư sẵn sàng hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp… Nêu những ví dụ trên để thấy, để thành quốc gia khởi nghiệp vẫn còn nhiều việc phải làm trong đó có việc quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ DN phát triển, xây dựng các quỹ đầu tư, hỗ trợ khuyến khích mọi người sẵn sàng biến những ý tưởng, giấc mơ của mình thành hiện thực… Rủi ro ở phía trước của nhiều DN khởi nghiệp còn rất lớn nhưng với những quyết tâm cải thiện, xu thế hội nhập sâu hơn, ý chí của mỗi người dân Việt Nam, quyết tâm khởi nghiệp giúp mỗi người không tự ti và thấy trách nhiệm của mình hơn.

Thế Dương

[ad_2]

— Đăng bởi V —