Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Phí lại chồng phí?

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 08:37 19/07/2016

Kinhtedothi – Bộ GTVT vừa đưa ra Dự thảo đề án kiểm tra khí thải xe mô tô, xe gắn máy, áp dụng từ 1/7/2018 tại 5 TP lớn, mức phí thu trên mỗi đầu xe từ 100.000 – 150.000 đồng/2 năm.

Thoạt nghe có vẻ vài chục ngàn đồng tiền phí kiểm định khí thải đối với mỗi xe/năm có vẻ không to tát gì. Tuy nhiên, nếu đem nhân số tiền này với vài chục triệu chiếc xe máy sẽ thấy vấn đề không hề nhỏ.
Một trường hợp tương tự đã từng khiến dư luận xôn xao bức xúc trong suốt một thời gian dài và rồi buộc phải bãi bỏ là việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy. Nhưng có vẻ Bộ GTVT vẫn chưa dừng ở đó. Không thu được phí bảo trì đường bộ thì tiếp tục đề ra dự thảo thu phí kiểm định khí thải(?). Trên thực tế, xe máy chạy bằng nhiên liệu xăng, mà trong giá xăng đã có phí bảo vệ môi trường, kiểm định khí thải chỉ là một khâu trong quy trình bảo vệ môi trường. Phí bảo vệ môi trường đó, thực tế người dân đã phải nộp khi mua xăng rồi. Tiếp tục chồng phí lên nữa liệu có thêm gánh nặng cho người dân? Nhiều người đặt câu hỏi: “Nói đi nói lại cũng chỉ là phí bảo vệ môi trường đối với những người có phương tiện tiêu thụ xăng. Vậy thu 2 lần với 2 lý do khác nhau có hợp lý hay không?”. Một số chuyên gia lại có ý kiến, thà rằng thu một lần, một loại phí thôi còn đỡ gây nghi ngại, bức xúc cho người dân.
Xe mô tô, xe gắn máy ở nước ta còn nhiều, bởi lẽ thu nhập của người dân chưa cao, hạ tầng giao thông chưa phát triển. Chiếc xe máy là phương tiện đi lại chính của đại bộ phận người dân, đặc biệt là tại các TP lớn. Nào là phí trước bạ, tiền xăng (trong đó có phí bảo vệ môi trường), tiền gửi xe, sửa chữa…, nay lại thêm phí kiểm định khí thải. Rồi liệu về lâu dài, Bộ GTVT còn đưa ra đề xuất thu những loại phí nào nữa? Nghịch lý phí chồng phí bao giờ mới kết thúc? Xăng dầu là vấn đề mấu chốt trong hoạt động GTVT. Phí bảo vệ môi trường khỏi những tác hại từ loại nhiên liệu này nên chăng chia một phần, cụ thể là phí bảo vệ môi trường tính trong giá xăng dầu, cho các DN kinh doanh nhiên liệu gánh. Khi đó, tin rằng người dân sẵn sàng nộp phí kiểm định khí thải, thậm chí với mức cao hơn dự thảo đôi chút. Nếu cố “gượng ép” thu phí chồng lên phí, DN xăng dầu sẽ “ung dung” hưởng lợi, ngày càng giàu thêm; còn người tiêu dùng sẽ mãi mãi thiệt thòi, còng lưng gánh thuế, phí.

Minh Tường

[ad_2]

— Đăng bởi V —