Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Tạo “cơ chế” cho hội

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 12:19 11/07/2016

Kinhtedothi – Kết quả khảo sát vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách công bố mới đây cho thấy, vào thời điểm cuối năm 2015, ước tính chi phí toàn hệ thống các tổ chức hội, đoàn thể trên cả nước dao động 45.600 – 68.100 tỷ đồng/năm (tương đương 1 – 1,7% GDP).

Đây mới chỉ là con số chi cho các hội đặc thù được bao cấp hoặc bao cấp một phần. Dù chỉ mang tính tham khảo, được đưa ra tại Hội thảo “Môi trường pháp lý cho các tổ chức xã hội – nhu cầu đặt ra đối với Luật về Hội” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức mới đây, nhưng con số trên khiến không ít người giật mình.

Toàn cảnh hội thảo

Toàn cảnh hội thảo

Số lượng hội tăng, đồng nghĩa với số tiền ngân sách chi cho hoạt động của các hội cũng tăng lên. Tuy nhiên, không ít người cho rằng, hội hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa thực hiện nghiêm 3 nguyên tắc tổ chức hoạt động tự nguyện, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm. Nhưng để tìm một “cơ chế” cho hoạt động của hội vẫn còn rất nhiều quan điểm khác nhau.
Theo thống kê của Bộ Nội vụ, tính đến tháng 12/2014, cả nước có 52.565 hội (483 hội hoạt động phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động phạm vi địa phương), trong đó có 8.792 hội có tính chất đặc thù được Nhà nước đảm bảo về nhân sự, kinh phí, cơ sở vật chất. Chỉ 10 năm trở lại đây, số lượng hội tăng trung bình gấp 2 lần so với 30 năm trước. Nhiều ý kiến cho rằng, đây thực sự là “nguồn lực xã hội” cần được huy động có hiệu quả, nhưng lại chưa phát huy đầy đủ chức năng, vai trò, bị “hành chính hóa”, hạn chế khả năng thu hút quần chúng. Hầu hết các hệ thống hội đoàn, trong đó đặc biệt là các tổ chức chính trị – xã hội, được tổ chức theo mô hình hành chính, có biên chế, trụ sở, xe cộ, với hệ thống tổ chức và mô hình hoạt động hầu như không thay đổi từ thời bao cấp đến nay.
Còn về nguồn kinh phí, các hội mặc dù có thành viên đóng phí, cũng như huy động tài trợ từ các nguồn phi ngân sách nhưng hầu như không đáng kể. Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay chưa có những tiêu chí rõ ràng cho việc phân bổ ngân sách tài trợ cho hoạt động của các tổ chức này. Ngân sách, rốt cuộc, được phân theo kiểu cào bằng, chứ không dựa trên kết quả hay đầu ra hoạt động cụ thể.
Thực tế, những quan ngại về mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của các hội đã được nêu lên trong nhiều năm qua. Dự thảo Luật về Hội đã được đưa ra bàn bạc, nâng lên đặt xuống nhiều năm, nhiều lần với không ít cuộc hội thảo và đã được trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIII. Tuy nhiên, Dự Luật vẫn còn bị đánh giá là “đuối” so với quan điểm của Hiến pháp về quyền tự do lập hội, vẫn thiếu những quy định, cơ chế thuyết phục nhất để thông qua quyền lập hội, các tổ chức xã hội được thành lập sẽ có tiếng nói của người dân trong việc tập hợp lại với nhau, cùng với Nhà nước bảo vệ mình, chống lại tiêu cực trong xã hội, tham nhũng, nhũng nhiễu, hách dịch, cửa quyền và tự mình giải quyết công việc không cần can thiệp của Nhà nước.
Rất nhiều quan điểm đã được đưa ra, nhưng nhiều ý kiến đồng tình rằng, với một số tiền lớn “bao cấp” cho hoạt động của hội, có lẽ đã đến lúc tạo “cơ chế” để hội tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động, bằng cách gây quỹ từ cộng đồng, tìm tài trợ, hội phí. Nhà nước có thể tài trợ một phần kinh phí hoạt động, nhưng là tài trợ dựa trên các tiêu chí rõ ràng và minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh và xét đến hiệu quả hoạt động của từng hội đoàn cụ thể. Nhiều người kỳ vọng rằng, Luật về Hội sẽ giải quyết được điều đó.

Trần Hà

[ad_2]

— Đăng bởi V —