Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Thưởng nóng

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Kinhtedothi – Lâu nay, trong ngôn ngữ giao tiếp xã hội có thêm và ngày càng phổ biến cụm từ “thưởng nóng”.

Chỉ cần clich vào google, mấy phần trăm giây sau đã ra hàng loạt thông tin, bài báo, hỏi và trả lời liên quan đến từ khóa “thưởng nóng”. 
Thôi thì đủ ngành nghề, địa phương nào cũng có “thưởng nóng”, coi đó là hình thức khen thưởng kịp thời, đột xuất, có hiệu quả nhất.
Qua thưởng nóng cũng chứng tỏ ngành hoặc địa phương đó “chịu chơi”, trước những việc làm tích cực, biết mạnh tay động viên kịp thời, biết chi và chi có hiệu quả cao… Thưởng nóng theo quan niệm đó là một cách để động viên, khuyến khích những hành động, việc làm tốt cho xã hội; cộng đồng của tập thể, cá nhân nào đó. Đồng thời cũng cảnh báo, ngăn ngừa tệ quan liêu, sách nhiễu, tiêu cực…  Ví như: “VFF thưởng nóng đội tuyển nữ quốc gia”. “Tỉnh Nghệ An thưởng nóng cậu bé dũng cảm cứu các bạn học sinh bị đuối nước”.
Thưởng nóng đã thành thông lệ và xét cho cùng, hình thức này chẳng có tội gì, vì nó mang ý nghĩa tích cực, nhất là trong lúc xã hội ta còn nghèo, nhiều trường hợp chuộng hình thức, không động viên khen thưởng kịp thời. Thưởng nóng là thiết thực, tránh phô trương không thật cần thiết. Nhưng cái gì thái quá cũng bất cập. Hình thức thưởng nóng lan tràn, vô hiệu hóa mọi hình thức thưởng khác như thưởng huân chương, bằng khen, giấy khen và các danh hiệu cao quý… Thưởng nóng gây tâm lý coi trọng giá trị vật chất, làm hư hỏng cán bộ, chây ì nhiệm vụ và không ít trường hợp làm nảy sinh vòi vĩnh, chèo kéo, ra điều kiện với người dân.
Có thể lấy ngành công an làm thí dụ. Ai cũng biết các chiến sĩ công an quan trọng với cuộc sống  như thế nào? Không cần một giờ hay một ngày, chỉ vắng bóng công an vài phút, cuộc sống bình yên của ta sẽ bị đảo lộn. Môi trường ô nhiễm, cướp giật hoành hành, đi lại lộn xộn, chợ búa nhốn nháo… Có thể nói nếu không có công an, chúng ta không được sống như ngày hôm nay.
Nhưng những chiến sĩ công an thường lại không có nhiều thiện cảm trong dân chúng. Có thể vì công an thượng tôn pháp luật mà pháp luật với một số người là gò bó, khô cứng. Nhưng cái chính là bên cạnh những việc làm đẹp đẽ, một bộ phận chiến sĩ công an còn hách dịch, gây phiền hà với dân và tham nhũng vặt. Một trong những biểu hiện tham nhũng vặt là vòi vĩnh, đòi chia chác với dân khi làm nhiệm vụ. Công an là một bộ phận của bộ máy công quyền, được nuôi bằng ngân sách tức là tiền thuế, có nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống bình yên của dân. Như vậy, từ việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự phố phường đến săn bắt cướp, chống trộm cắp, buôn bán ma túy,… và tất cả những việc trái bình thường, đe dọa xã hội đều thuộc trách nhiệm của công an, những người trong ngành phải thực thi, không  được đòi hỏi gì. Nếu có chăng, thông cảm với đời sống còn khó khăn của anh chị em, các cấp có thẩm quyền chú ý giảm bớt những cách khen thưởng tốn kém nặng tính hình thức, quan tâm hơn tới những nhu cầu thiết thực, cụ thể như chuyện có thêm tiền từ thưởng nóng chẳng hạn, khiến anh chị em được khuyến khích kịp thời, hăng hái hơn trong công việc gian khổ, phức tạp.
Nhưng mọi chuyện đều có giới hạn của nó. Thưởng nóng tràn lan, tuyên truyền rầm rộ, coi đây là hình thức khen thưởng chính sẽ nảy sinh tư tưởng nghiêng về lợi ích vật chất, có mới làm, làm là phải có, khiến không chỉ sinh tư tưởng ỉ lại trong các chiến sĩ công an mà còn làm hình ảnh của người công an méo mó trước dân. Tuy chưa có bằng chứng cụ thể, nhưng hình như đã có mặc cả nếu bắt được chiếc xe máy bị mất cắp, chủ chiếc xe phải chi cho công an bao nhiêu phần trăm giá trị chiếc xe; bắt được món hàng buôn lậu những người tham gia việc vây bắt được hưởng bao nhiêu phần trăm giá trị lô hàng… Không phải tất cả, nhưng sự ngang nhiên theo kiểu “luật bất thành văn” đó có phần bắt nguồn từ thưởng nóng mà ra.
Thưởng nóng là cần có, nhưng làm sao để không chèn lấn những hình thức khen thưởng khác, không trở thành cái bất bình thường trong xã hội, càng không thể coi như một hình thức khen thưởng chính và không trở thành một hình thức “tham nhũng hợp pháp”, gây tâm lý đòi hỏi, vòi vĩnh vật chất trong thi hành công vụ, nhất là ở các cơ quan công quyền.

[ad_2]

— Đăng bởi V —