Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Trách nhiệm người đứng đầu

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 07:57 06/07/2016

Kinhtedothi – Quy chế làm việc của UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016 – 2021 gồm 11 chương, 53 điều quy định về nguyên tắc, chế độ, trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của UBND TP vừa được ban hành đã nhận được sự ủng hộ của cán bộ công chức và người dân.

Trong đó, điều được nhiều người quan tâm là Quy chế đã thể hiện rõ nguyên tắc hoạt động của UBND TP làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể UBND TP với việc đề cao trách nhiệm cá nhân từ lãnh đạo TP đến cán bộ công chức. Đó là mỗi việc chỉ một người phụ trách và chịu trách nhiệm xuyên suốt. Nếu công việc được giao cho cơ quan thì người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm chính. Mỗi tổ chức, cá nhân giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và Quy chế làm việc của UBND TP, bảo đảm công khai, minh bạch.
Có thể nói rằng, Quy chế làm việc của UBND TP đã thể hiện rất rõ quan điểm được lãnh đạo từ T.Ư đến TP nhắc đến nhiều trong thời gian vừa qua, đó là sự phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”. Trước đó, tại Tỉnh ủy Quảng Bình, cũng có một bước đột phá mới trong cải cách hành chính, được dư luận rất đồng tình và tán thưởng. Đó là yêu cầu trưởng các đơn vị thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ký cam kết thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
“Trách nhiệm người đứng đầu”, cụm từ ấy đã được nhắc đến rất nhiều, từ việc ban hành chủ trương, chính sách đến các vấn đề thực thi trong cuộc sống. Từ việc để xảy ra TNGT nghiêm trọng, người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm, đến mất ATVSTP, trách nhiệm cũng là của người đứng đầu ngành, cấp, địa phương… Nhưng thực tế, vấn đề quy trách nhiệm lại đang gặp vô vàn những khó khăn mà nhiều phân tích cho thấy cái vướng mắc lớn nhất chính là sự mâu thuẫn giữa con người và chính sách. Có những lĩnh vực nhiều bộ phận, nhiều đơn vị cùng quản lý nhưng lại không có sự phối hợp, phân công một cách cụ thể. Và khi xảy ra sự cố đã dẫn đến tình trạng đùn đẩy, đổ lỗi cho nhau. Quy định trách nhiệm người đứng đầu đã được ban hành, tuy nhiên người đứng đầu vẫn chưa hình thành thói quen nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm. Nên thực tế, rất nhiều vụ việc xảy ra không thể quy trách nhiệm cho ai, bởi lỗi là ở tập thể.
Bởi thế, một Quy chế làm việc với những trình tự, nguyên tắc, phạm vi, thời hạn, cách thức giải quyết công việc rõ ràng khoa học… được đánh giá cao là điều dễ hiểu. Hơn nữa, gắn liền với đó là việc quy trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm lãnh đạo. Từ đây, nhiều người đặt ra vấn đề cần xây dựng cơ sở pháp lý để phân định rất rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, lãnh đạo trong từng lĩnh vực cụ thể. Cùng với đó, phải xây dựng cơ chế phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch, không ôm đồm công việc, từng bước tiến tới cơ chế tự chủ, tự chủ trong công việc, tự chủ trong thực hiện. Nhiều chuyên gia còn cho rằng, đã đến lúc Quốc hội cần nghiên cứu để xây dựng và ban hành một luật mới, đó là “Luật trách nhiệm của người đứng đầu”. Khi đó, cụm từ “trách nhiệm người đứng đầu” sẽ thực sự có hiệu ứng tốt ngoài thực tế cuộc sống.

Trần Hà

[ad_2]

— Đăng bởi V —