Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Trước những “món nợ” ngổn ngang

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Cập nhật lúc 08:24 22/07/2016

Kinhtedothi – Nhiệm kỳ mới của Quốc hội vừa bắt đầu cùng với thời điểm đất nước bước sang một giai đoạn hội nhập mới, sau khi đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) và chuẩn bị phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ngổn ngang những vấn đề cử tri gửi gắm và trông đợi.

Qua tổng hợp ý kiến cử tri được UB T.Ư MTTQ Việt Nam trình trước Quốc hội cho thấy, hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đều còn tồn tại những hạn chế, yếu kém và cả những bức xúc không hề nhỏ. Từ đó, cử tri đề nghị và đòi hỏi sự vào cuộc và tiếng nói sát sao hơn từ Quốc hội – những người đại biểu của dân.
Không phủ nhận những thay đổi trong hoạt động của Quốc hội, những động thái tích cực trong điều hành, tiếp nhận vấn đề của Chính phủ kiến tạo, nhưng gửi tới Quốc hội, cử tri cũng bày tỏ những lo lắng trước tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm chỉ đạt 5,52%; nợ công nhiều khả năng sẽ vượt trần (65% GDP) vào cuối năm. Cử tri cũng bức xúc trước các trạm thu phí quá dày đặc; an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn chưa có chuyển biến căn bản, tạo tâm lý bất an chỉ với câu hỏi “ăn gì cho sạch”; bộ máy hành chính Nhà nước ở nhiều nơi chưa tinh gọn, là nguyên nhân của sự trì trệ và tiêu cực, tham nhũng. Một số cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật mà vẫn vi phạm pháp luật cũng gây bất bình trong Nhân dân…
Rồi quanh vấn đề đang “nóng” trong thời gian qua là quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Cử tri phản ánh ô nhiễm, suy kiệt tài nguyên đang ngày càng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Đặc biệt, từ việc Formosa che giấu, gây ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt, cử tri yêu cầu làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã buông lỏng trách nhiệm quản lý Nhà nước về đầu tư và bảo vệ môi trường…
Trước thực trạng này, cử tri mong muốn các hạn chế sẽ được Quốc hội, các cấp và các cơ quan Nhà nước quan tâm, ngay từ những phiên họp đầu nhiệm kỳ phải đưa vào chương trình, kế hoạch hoạt động của mình để giải quyết một cách triệt để. Đồng thời đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường công tác quản lý, giám sát việc bố trí cán bộ, công chức, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo ở các cơ quan Nhà nước, các DN Nhà nước, chính quyền địa phương.
Những kiến nghị ấy không chỉ là niềm mong mỏi của cử tri mà cũng là yêu cầu bức thiết đặt ra từ cuộc sống, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực hơn bắt đầu từ chính đại biểu Quốc hội. Trở lại câu chuyện môi trường, từ sự việc xảy ra tại Formosa, không chỉ cử tri, mà chính các đại biểu cũng đặt vấn đề rằng, phải chăng công tác giám sát hoạt động của Quốc hội với các cơ quan hành pháp phải nỗ lực hơn, sâu sát hơn và kiên quyết hơn nữa. Bởi trong Quốc hội, dường như vẫn còn có hiện tượng cả nể. Nên khi những hành vi như đã được phanh phui trên công luận, có thể thấy công tác hành pháp đã sơ hở. Có ý kiến còn cho rằng, có cảm giác như cơ quan quản lý Nhà nước đã bất lực trước những sai phạm đó, kể cả ở cấp T.Ư và cấp địa phương. Điều này đòi hỏi người đại biểu phải đặt nặng hơn nữa trách nhiệm dân cử của mình, thấu đáo và sâu sát trước những vấn đề xã hội đặt ra. Không phải nói cho qua, làm cho có.
Quốc hội cần phải rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chức năng và thực hiện 5 điều mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi gắm đến Quốc hội, trong đó phải hoàn thành một cách xuất sắc việc hoàn thiện hệ thống luật pháp bên cạnh thể chế kinh tế thị trường, cũng như việc hoàn thiện thể chế về mặt quản lý xã hội để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, góp phần giải quyết những tâm tư, nguyện vọng của cử tri đã gửi gắm và trông đợi.

Trần Hà

[ad_2]

— Đăng bởi V —